IOT là gì? Cách hiểu đơn giản về IoT (Internet of Things)
Internet vạn vật đã phát triển trong vài năm gần đây, và nhiều người còn cho rằng nó sẽ còn phát triển vượt bậc trong vài năm tới. Thậm chí, nó còn là cốt lõi của việc cải tiến công nghệ trong tất cả mọi ngành. Vậy rốt cuộc, IoT là gì? Tại sao mạng lưới này lại có sức mạnh lớn đến như vậy? Cùng Techie tìm hiểu
IoT là gì?
Bạn có thể đang đọc bài này trên bất kì loại thiết bị nào, nhưng dù bạn đang có dùng gì, thì đều cần phải kết nối với Internet. Việc kết nối với Internet mang lại rất nhiều lợi ích, và lợi ích đó không chỉ giới hạn ở các thiết bị smartphone, laptop hay tablet, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
IoT là gì? thì hiểu đơn giản là kết nối tất cả mọi thứ trên thế giới với Internet.
IOT là gì? Tại sao IoT lại quan trọng?
Khi một thiết bị được kết nối với Internet, có nghĩa nó có thể nhận/ gửi thông tin, hoặc thực hiện được cả hai tác vụ đó. Ví dụ, bạn có thể nghe tất cả mọi bài hát trên thế giới, không cần thiết các bài hát đó phải có sẵn trên máy bạn, mà chúng sẽ được lưu trữ ở đâu đó, và cho phép bạn nghe bất kì bài nào bạn muốn.
Tuy nhiên, không phải mỗi thiết bị lại có một kho lưu trữ riêng lẻ. Mà phải là kết nối với một siêu kho lưu trữ hay một siêu máy tính.
IOT Internet vạn vật có thể được chia làm 3 dạng
- Cảm biến thu thập và nhận thông tin
- Máy tính nhận và xử lí thông tin
- Các thiết bị có thể thực hiện cả 2 tác vụ
IOT giúp thu thập và gửi thông tin
Thường các cảm biến sẽ thực hiện chức năng này. Cảm biến có thể đo được nhiệt độ, chuyển động, độ ẩm, chất lượng không khí, ánh sáng và hầu hết tất cả những thứ khác. Cảm biến khi được kết nối với Internet sẽ giúp người dùng hiểu thêm về môi trường xung quanh, từ đó, đưa ra các quyết định liên quan một cách thông minh hơn. Nói cách khác, con người có giác quan, thì máy móc có cảm biến để thu thập thông tin.
Ví dụ, có cảm biến trên cánh đồng sẽ giúp nông dân thu thập thông tin khi nào cần phải tưới nước. Nhờ đó, người nông dân sẽ biến chính xác cần tưới lượng nước bao nhiêu.
Thu thập thông tin và thực hiện hoạt động tương ứng
Các bạn hẳn đã quá quen với việc máy móc đưa ra các hoạt động dựa trên nguồn thông tin đầu vào từ con người. Máy in nhận tài liệu và in. Cửa garage nhận tín hiệu không dây và mở cửa. Việc điều khiển sự hoạt động của một thiết bị giờ đây đã quá bình thường.
Vậy thì sức mạnh thực sự của IoT là gì? Là khi thiết bị có thể thực hiện được cả hai tác vụ: thu thập thông tin và tự hành động.
Ví dụ về ứng dụng IOT
Để trả lời IOT là gì? Hãy quay trở lại ví dụ với cánh đồng. Cảm biến thu thập thông tin về độ ẩm của đất giúp người nông dân biết lưu lượng và thời điểm cần tưới nước. Với hệ thống IoT, vai trò của người nông dân là không cần thiết. Mà thay vào đó, hệ thống tưới nước có thể tự hoạt động, dựa trên thông tin về độ ẩm của đất mà nó thu thập được.
Không dừng lại ở đó, hệ thống Internet vạn vật IOT còn giúp hệ thống tưới nước nhận biết khi nào trời mưa để tự động tắt tính năng tưới nước. Tất cả các thông tin cảm biến thu thập còn được lưu trữ trên một siêu máy tính, sử dụng các thuật toán để phân tích, từ đó dự đoán được tình trạng của cánh đồng tương lai và giảm thiểu rủi ro cho người nông dân.
Và đó mới chỉ là một loại cảm biến. Với những loại cảm biến khác, các thuật toán này còn có thể thu thập được thông tin về ánh sáng, chất lượng không khí và nhiệt độ. Với cả chục, trăm, nghìn nông trại thu thập thông tin cùng lúc, các thuật toán có thể tạo ra các thông tin, phân tích làm sao để cải thiện năng suất của nông trại, phần nào giải quyết vấn nạn nguồn cung lương thực nhiều nơi trên thế giới.
Kết luận
Bài viết trên của Techie đã giúp bạn hiểu IOT là gì? với những định nghĩa và ví dụ vô cùng đơn giản, dễ hiểu. Bạn biết không với những lợi ích của mình, IoT đã len lỏi vào đời sống hàng ngày và bạn có thể bắt gặp IoT ở đâu trong đời sống đó.
>>> xem thêm bài viết: Đây là cách IoT đang len lỏi vào cuộc sống của chúng ta (Phần 1)