Đây là cách EdTech sẽ phát triển trong năm 2022

2 năm vừa qua đã tạo nên một ảnh hưởng đến toàn bộ cục diện của ngành giáo dục, rõ ràng nhất là việc kết hợp các xu thế công nghệ vào ngành – tạo nên tổ hợp ngành Education Technology (EdTech). Trong năm 2021, thị trường EdTech được định giá 254.8 triệu đô, và các chuyên gia cho rằng con số này có thể đạt mốc 600 triệu vào năm 2027. 

#đây là cách là series cung cấp kiến thức cô đọng, trực quan về quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm và xu hướng công nghệ. Nhấp vào đây để xem thêm những bài viết thuộc series #đây là cách

Mục tiêu tiên quyết của EdTech là giúp chúng ta vượt qua các khó khăn lớn nhất của giáo dục ngày nay, một trong số đó là sự thiếu hứng thú, thiếu tương tác từ học sinh. Việc này dẫn đến nhiều học sinh có kết quả sa sút. Tuy nhiên, chúng ta có nhiều công cụ để giải quyết vấn đề này.

1. Immersive Learning

Immersive Learning (Phương pháp học thẩm thấu) chỉ việc sử dụng các công cụ như thực tế ảo (Virtual Reality – VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) và 360 videos để cải thiện quá trình học tập. Cách làm này cho phép học sinh khám phá các địa điểm và chủ đề khó có khả năng tiếp cận. Ví dụ, khi học về nền văn hóa Inca, học sinh có thể thực hiện một chuyến thực tế ảo tới Machu Picchu, để nhìn thấy tận mắt những kinh đô sầm uất của nền văn hóa cổ đại, đồng thời tiếp cận những luồng thông tin bên ngoài để kích thích sự học hỏi.

Những trải nghiệm tương tự sẽ giúp bài giảng trở nên thực tế, sinh động hơn với học sinh, điều này sẽ tạo động lực cho học sinh học nhiều hơn và khám phá kiến thức một cách độc lập. Nó còn cho phép khả năng cá nhân hóa bởi mỗi người đều có thể xem nội dung với tốc độ phù hợp với bản thân, làm giảm bớt gánh nặng cho học sinh.

2. Những cải tiến trong phần mềm và ứng dụng

Trong năm 2021, chúng ta đã được trải nghiệm tốc độ thay đổi và thích ứng nhanh của các phần mềm giáo dục với nhu cầu của giáo viên và học sinh trên toàn cầu. Với việc phát hành các tính năng mới và kiểm tra trên thời gian thực để cải thiện sản phẩm, các ứng dụng này liên tục được cập nhật và thử nghiệm, giúp chúng ta tìm ra được phương pháp hoạt động tối ưu cho từng môi trường học tập. Trong 2022, xu thế này sẽ tiếp tục phát triển, và chúng ta sẽ thấy các lập trình viên trình làng nhiều sản phẩm phù hợp với từng hệ thống học tập khác nhau. 

3. Trò chơi

Xu hướng game hóa thì không còn gì xa lạ, nhưng nó sẽ có thêm nhiều cải tiến trong nhiều năm nay. Các nhà giáo dục đang nhận ra rằng, việc kết hợp các yếu tố về game trong bài giảng của mình – như hệ thống cho điểm hay làm nhiệm vụ – rất hữu ích trong việc lôi kéo học sinh. Phương pháp này cho thấy sự tương quan với một trong những quy tắc cơ bản nhất của giáo dục: Học mà chơi, chơi mà học.

Có rất nhiều nền tảng và công cụ cho phép giáo viên kết hợp các bài tập dạng game trong khóa học của họ. Một trong những nền tảng này là Nearpod, giúp giáo viên xây dựng các hoạt động tương tác xoay quanh nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng một bộ câu hỏi về gameshow để đánh giá trình độ lớp học và kết hợp những gì học sinh đã biết với những gì sắp được dạy.

4. Tư duy máy tính 

Các giáo viên đã nhận ra rằng, các kĩ năng được xây dựng theo tư duy máy tính rất hữu dụng, kể cả trong bối cảnh ngoài các môn khoa học máy tính hay STEM. Mọi người đều có thể áp dụng các quy tắc xử lý thuật toán cơ bản để giải quyết các vấn đề phức tạp. Nói đơn giản, tư duy máy tính bao gồm việc chia nhỏ một công việc ra thành nhiều khối nhỏ hơn và bám sát một phương pháp có hệ thống để giải quyết từng thứ một, như cách một hệ thống máy tính sẽ làm. 

Thiết lập được kĩ năng này sẽ giúp học sinh tập trung vào việc xây dựng giải pháp và sử dụng các công cụ thực hiện các chức năng đòi hỏi sự tỉ mỉ như phân tích dữ liệu, thay vì tiêu tốn quá nhiều thời gian suy nghĩ về vấn đề. Mục tiêu của việc này là để tìm ra các xu hướng và thuật toán chung có thể sử dụng lặp lại cho nhiều hoạt động để giải quyết vấn đề. Cách làm này sẽ hữu dụng trong tương lai bởi vì các nhà lập trình viên phần mềm sẽ là nghề được trả lương cao nhất. 

5. Phương thức học tập kết hợp

2021 thực sự là một năm đảo lộn khi nói về tình trạng bất ổn xoay quanh việc trở về cuộc sống trước đại dịch. Đây cũng đồng nghĩa với sự tồn tại song hành của giáo dục trực tiếp và học từ xa, các khóa học đồng bộ hóa và không đồng bộ hóa, và sự trỗi dậy của mô hình học kết hợp. May thay, EdTech đang chuẩn bị rất tốt cho những sự thay đổi này.

Trong năm nay, sẽ có nhiều hơn những sự kết hợp, và các giáo viên cũng sẽ chuẩn bị cho việc giữ sự chú ý của học sinh, dù là trực tiếp hay trực tuyến.

Cuối cùng, phải nói đi nói lại rằng, mặc dù chúng ta có rất nhiều công cụ để giải quyết vấn đề, vẫn có thử thách cho những giáo viên để sử dụng các công cụ này một cách thông minh và sáng tạo. Nếu không làm được điều này, việc này sẽ trở nên lợi bất cập hại. Vì vậy, phổ cập giáo viên những kiến thức và kĩ năng liên quan đến EdTech là nền móng cho việc tận dụng tiềm năng của ngành công nghiệp đang nở rộ này.

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...