Cuộc đua tỷ đô giành giật nhân tài AI tại Thung lũng Silicon

Tại Thung lũng Silicon, cuộc chiến giành vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ diễn ra trên khía cạnh công nghệ, mà đang bùng nổ trên một “mặt trận” mới: các nhà nghiên cứu AI giỏi. Cùng Techie tìm hiểu nhé!

Kể từ sau khi ChatGPT ra mắt vào cuối năm 2022, việc tuyển dụng nhân tài AI đã được nâng lên tầm… thể thao chuyên nghiệp. Theo chia sẻ từ hơn 10 người từng tham gia vào quá trình tuyển dụng các chuyên gia AI với Reuters, các công ty công nghệ giờ đây không chỉ săn đón mà còn tranh giành những cá nhân xuất sắc như đang chơi một ván cờ chiến lược.

“Các phòng lab AI tuyển người giống như chơi cờ vua” Ariel Herbert-Voss , CEO một startup về an ninh mạng và cựu nhân viên của OpenAI, cho biết. “Họ sẵn sàng chi đậm cho những ứng viên có kỹ năng đặc biệt và bổ trợ lẫn nhau, y như đang cân nhắc xem đã có đủ xe, mã trong bàn cờ hay chưa.”

Chiêu đãi bằng cơm trưa, máy bay riêng

Noam Brown, nhà nghiên cứu tập trung vào việc cải thiện khả năng lý luận trong các mô hình AI của OpenAI
Noam Brown, nhà nghiên cứu tập trung vào việc cải thiện khả năng lý luận trong các mô hình AI của OpenAI

Các “ngôi sao” trong giới nghiên cứu AI còn gọi là “ICs” (Individual Contributors) – hiện được xem là yếu tố sống còn cho sự thành công của các mô hình AI. OpenAI, Google và nhiều công ty khác sẵn sàng trải thảm đỏ để mời gọi họ.

Noam Brown, một trong những nhà nghiên cứu đứng sau những bước đột phá của OpenAI về toán học và khoa học, từng nhận được những lời mời cực kỳ hấp dẫn: ăn trưa với nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin, chơi poker tại nhà CEO Sam Altman của OpenAI, và thậm chí được một nhà đầu tư đón bằng máy bay riêng. Noam nói: “Tôi chọn OpenAI là vì họ sẵn sàng đầu tư cả con người lẫn máy tính vào công việc tôi đam mê”.

Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản các công ty khác tung hàng triệu USD để giữ chân hoặc mời gọi nhân tài. Theo Reuters, một số nhà nghiên cứu AI hàng đầu tại OpenAI được đề nghị thưởng giữ chân tới 2 triệu USD, và tăng cổ phần thêm 20 triệu USD nếu ở lại.

Lương triệu đô không còn hiếm

Nhóm Big Tech khiến các công ty nhỏ gặp bất lợi khi chiêu mộ nhân tài AI vì chấp nhận bỏ ra chính sách quá tốt
Nhóm Big Tech khiến các công ty nhỏ gặp bất lợi khi chiêu mộ nhân tài AI vì chấp nhận bỏ ra chính sách quá tốt

Không chỉ OpenAI, Google DeepMind cũng được cho là đã chi tới 20 triệu USD mỗi năm để giữ những người giỏi nhất. Thậm chí, Google còn rút ngắn thời gian “giữ cổ phần” từ 4 năm xuống còn 3 năm cho các chuyên gia AI.

Điều khiến cuộc đua nhân tài AI trở nên khốc liệt là vì số người thực sự thuộc nhóm “đỉnh của đỉnh” lại cực kỳ ít có thể chỉ vài chục tới khoảng 1.000 người trên toàn thế giới. Nhóm nhỏ này được tin là có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của các mô hình AI hiện đại.

Do vậy, các công ty đã phải tìm mọi cách sáng tạo để phát hiện nhân tài. Zeki Data – một công ty dữ liệu đã áp dụng cả phương pháp phân tích trong thể thao để tìm ra những người tiềm năng nhưng chưa được chú ý. Họ phát hiện công ty Anthropic đang tuyển nhiều người có nền tảng vật lý lý thuyết, thậm chí cả khoa học lượng tử.

Sébastien Bubeck – người từng là Phó Chủ tịch bộ phận nghiên cứu GenAI tại Microsoft – cho biết: “Tôi đang làm việc với những nhà toán học cực kỳ tài năng, và có lẽ nếu không phải vì tốc độ phát triển chóng mặt của AI, họ đã không bước vào lĩnh vực này.”

Tháng 9 năm ngoái, Giám đốc công nghệ của OpenAI – Mira Murati – rời công ty và thành lập một startup AI riêng. Chỉ trong vài tháng, cô đã chiêu mộ 20 nhân sự từ OpenAI, nâng tổng đội ngũ lên 60 người, dù công ty chưa ra mắt sản phẩm nào. Theo Reuters, Murati đang chuẩn bị gọi vốn với mức kỷ lục – hoàn toàn dựa trên sức mạnh từ các thành viên trong đội ngũ.

Xem thêm: Các công ty AI được yêu cầu phải tính toán nguy cơ AI vượt khỏi tầm kiểm soát của con người

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...