Peppa Pig và Wolfoo: Nhập nhằng cuộc chiến bản quyền!

Vừa qua, YouTube đã gỡ bỏ gần 2.000 video thuộc series Wolfoo được sản xuất bởi công ty Sconnect Việt Nam, sau khi series này bị Entertainment One (EOne) khởi kiện về việc đạo nhái bộ phim Peppa Pig.

Theo đó, YouTube đã xóa bỏ các video thuộc series phim hoạt hình Wolfoo từ một số tài khoản “chính chủ” thuộc công ty sản xuất Sconnect trong tháng 6/2022. Báo cáo từ Social Blade cho biết, các video trên có thể đã mất khoảng từ hai đến ba tỷ lượt xem kể từ khi bị gỡ bỏ. Được biết, động thái gỡ bỏ loạt video Wolfoo của YouTube là do khiếu nại bản quyền từ phía EOne – công ty sở hữu bộ phim hoạt hình nổi tiếng Peppa Pig. Tuy nhiên, phía Sconnect cho rằng cáo buộc Wolfoo đạo nhái Peppa Pig là sai sự thật và YouTube “lẽ ra không nên hành động như thế”. Sconnect cũng “than phiền” rằng động thái này của YouTube đã khiến công ty thiệt hại tài chính nặng nề và tình trạng này “đang tiếp tục tăng lên mỗi giờ”.

Chú sói Wolfoo được cho là có nhiều điểm tương đồng với chú lợn Peppa

EOne là đơn vị thuộc sở hữu của công ty sản xuất đồ chơi Hasbro tại Hoa Kỳ. Trước đó, EOne cũng đã khởi kiện Sconnect trên lãnh thổ Anh và Nga về vấn đề bản quyền của Peppa Pig. Vụ kiện tại Anh dự kiến ​​diễn ra vào tháng 7 nhưng đã bị trì hoãn đến tháng 11/2022. Còn vụ kiện tại Nga diễn đã diễn ra vào tháng 8 vừa qua với phần thắng nghiêng về Sconnect. Cụ thể, tòa án đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng Sconnect không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và EOne không thể tiếp tục thực hiện những cáo buộc tương tự chống lại Sconnect trong tương lai.

Sconnect đã tiến hành khởi kiện tại Nga để yêu cầu bồi thường thiệt hại và đồng thời cũng khởi kiện EOne đã cạnh tranh không lành mạnh tại Tòa án Nhân dân Hà Nội về việc sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu và hình ảnh. Theo Sconnect, EOne đã sử dụng hashtag Wolfoo ở ít nhất 53 video Peppa Pig để kéo lưu lượng truy cập mà lẽ ra sẽ được chuyển hướng đến các kênh Wolfoo.

Series phim Wolfoo đã được dịch sang hơn 17 thứ tiếng và trở thành thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu.

Trước những diễn biến nhập nhằng trên, phía YouTube cho biết các công cụ bảo vệ bản quyền của nền tảng mạng xã hội này được sử dụng bởi chủ sở hữu nội dung và mọi người dùng – YouTube không bao giờ đóng vai trò trung gian giải quyết các xung đột tương tự như EOne và Sconnect. Có vẻ như YouTube đang chờ đợi một kết luận chắc chắn hơn về mặt pháp lý trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào dưới danh nghĩa của một trong hai bên. Đây cũng không phải là lần đầu tiên YouTube được yêu cầu can thiệp trong những trường hợp tương tự. Vào năm ngoái, YouTube đã đánh sập kênh Super Jojo với hơn 22 triệu người đăng ký sau khi nhà sản xuất Cocomelon Moonbug Entertainment và Treasure Studio đưa ra yêu cầu xóa bỏ vì vấn đề vi phạm bản quyền.

Lược dịch từ Cartoon Brew

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...