Creative Cloud là gì? Giải đáp từ A-Z

Chúng ta thường biết đến các công cụ hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh như Photoshop, AI mà quên không nhắc đến nhà phát hành ra các sản phẩm này. Hãy để Techie giới thiệu cho bạn về Adobe Creative Cloud là gì và bộ ứng dụng này có những ưu – nhược điểm gì qua bài viết sau đây nhé!

Creative Cloud là gì?

Khái niệm về Adobe Creative Cloud

Adobe Creative Cloud hay còn được gọi tắt là Adobe CC, là một bộ ứng dụng và dịch vụ trong hệ sinh thái có hơn 20 phần mềm của Adobe Inc. Phần mềm này có thể được cài đặt trên Mac OS và Windows. Một số ít ứng dụng Creative Cloud cũng có sẵn trên thiết bị iOS và Android. 

Bộ ứng dụng này cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào bộ sưu tập phần mềm đồ sộ của Adobe gồm: thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh – video, phát triển giao diện web, cùng với hàng loạt ứng dụng trên di động và một số dịch vụ đám mây khác. 

Trước đây phần mềm này có tên là Adobe Creative Suite, nhưng đã được đổi tên thành Creative Cloud vào 2013. Adobe không chỉ cập nhật tên sản phẩm mà còn cả cấu trúc thanh toán, chuyển đổi từ mua giấy phép sang gói đăng ký theo tháng hoặc năm. Creative Cloud ban đầu được lưu trữ trên Amazon Web Services, nhưng sau này Adobe đã thỏa thuận với Microsoft và triển khai lưu trữ trên Microsoft Azure từ phiên bản năm 2017. 

Adobe đã trở thành một trong những cái tên nổi bật nhất trong mảng phần mềm dành cho các Designer nói riêng và ngành nghề sáng tạo nói chung. Theo Enlyft, quảng cáo là ngành sử dụng bộ công cụ Creative Cloud nhiều nhất, tiếp theo là các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm máy tính, bán lẻ, xây dựng, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Các ứng dụng của Creative Cloud là gì?

Adobe
Bộ ứng dụng Creative Cloud chứa đựng nhiều phần mềm thú vị khác

Vào tháng 6 năm 2014, Adobe đã cập nhật 14 phiên bản mới cho các công cụ có trên Creative Cloud, trong đó tính năng lưu dữ liệu trên đám mây là được người dùng hưởng ứng nhiệt tình nhất.

Chương trình disc authoring “Adobe Encore” và trình chỉnh sửa bitmap web “Adobe Fireworks” dù đã bị Adobe ngừng phát triển vào năm 2013, nhưng người dùng vẫn có có thể tải xuống qua Creative Cloud cho đến tháng 5 năm 2019.

Adobe cung cấp bốn gói dịch vụ Creative Cloud cho cá nhân như sau (có các loại khác dành cho Doanh nghiệp và Trường học):

  • Gói Nhiếp ảnh: chứa một số tính năng liên quan đến nhiếp ảnh của Adobe Creative Cloud, Photoshop CC và Lightroom CC.
  • Ứng dụng đơn: chứa tất cả các tính năng của Creative Cloud cộng với quyền truy cập vào một ứng dụng duy nhất do người dùng lựa chọn.
  • Tất cả ứng dụng: người dùng được sử dụng tất cả các tính năng của Creative Cloud cùng với quyền truy cập vào tất cả các ứng dụng.
  • Tất cả ứng dụng và Adobe Stock: chứa tất cả các tính năng tiêu chuẩn của Creative Cloud và truy cập vào Adobe Stock.

Cùng khám phá các ứng dụng cực kỳ hữu ích có trong Creative Cloud nhé!

Premiere Pro

Premiere Pro là một chương trình chỉnh sửa video cực kỳ mạnh mẽ và hiệu quả của nhà Adobe. Trên thực tế, Premiere Pro đã được sử dụng ngày càng nhiều vào các bộ phim của Hollywood trong những năm gần đây và đang có xu hướng trở thành chương trình chỉnh sửa tiêu chuẩn mới của ngành, nhăm nhe vị trí “ông hoàng chỉnh sửa video” của Avid Media Composer.

Không những thế Premiere còn có khả năng tương thích cao khi có thể hoạt động trên cả MacOS và Windows. Premiere còn có thể liên kết với nhiều phần mềm “anh em” trong nhà Adobe như Photoshop, Illustrator, After Effects, … một cách dễ dàng. Điều này sẽ giúp công việc chỉnh sửa video của người dùng trở nên nhanh chóng và tối ưu hơn.

After Effects

After Effects là một phần mềm xử lý, dựng và thiết kế hiệu ứng cho video. Nó cho phép người dùng tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, các hiệu ứng âm thanh và các phần tử trực quan khác để thêm vào các dự án video. After Effects được sử dụng rộng rãi trong các công việc sản xuất phim, truyền hình, quảng cáo.

Photoshop

photoshop
Đây chắc hẳn là phần mềm nổi tiếng nhất của nhà Adobe

Photoshop là một phần mềm xử lý hình ảnh chuyên nghiệp. Với phần mềm này, người dùng có thể chỉnh sửa hoặc tạo ra những bức ảnh số chất lượng cao với rất nhiều tính năng mạnh mẽ như đồ họa vector, chỉnh sửa màu sắc, hiệu ứng ánh sáng và bóng đổ, bề mặt và các bộ lọc ảnh khác.

Lightroom 

Adobe Lightroom là một phần mềm chỉnh sửa ảnh và quản lý ảnh. Lightroom có thể giúp người dùng xử lý hình ảnh từ việc chỉnh sửa cơ bản như cân bằng màu sắc, độ tương phản, chỉnh sửa độ sáng, bóng, tối, độ mịn. Ngoài ra, Lightroom còn có tính năng quản lý thư viện ảnh, cho phép người dùng tổ chức và sắp xếp, thực hiện tìm kiếm và phân loại ảnh một cách dễ dàng. 

Illustrator

Adobe Illustrator là một phần mềm đồ họa vector. Chuyên cung cấp cho người dùng các công cụ để tạo hình ảnh chất lượng cao bao gồm đường cong, hình ảnh vector, màu sắc, hiệu ứng và phông chữ. Với tính năng đồ họa vector, người dùng có thể tạo ra các hình ảnh chuyên nghiệp mà dù phóng to hoặc thu nhỏ đến bao nhiêu cũng không mất đi độ nét và chất lượng. Illustrator được sử dụng rộng rãi cho thiết kế đồ họa, in ấn, đồ họa web.

Ưu và nhược điểm của Creative Cloud là gì?

Ưu điểm Creative Cloud là gì?

Creative Cloud là một dịch vụ đám mây của Adobe, cho phép người dùng truy cập vào một bộ sưu tập các ứng dụng như Illustrator, InDesign, Premiere Pro,… Dưới đây là một số ưu điểm của Creative Cloud:

  • Truy cập linh hoạt: Người dùng có thể truy cập vào dữ liệu của họ ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, chỉ cần có máy tính kết nối internet.
  • Cập nhật tự động: Các ứng dụng Creative Cloud luôn được cập nhật để cải thiện tính năng và sửa lỗi, đảm bảo người dùng luôn sử dụng phiên bản mới nhất của các phần mềm.
  • Đồng bộ hóa dữ liệu: Người dùng có thể đồng bộ hóa dữ liệu của mình trên nhiều thiết bị để truy cập và chỉnh sửa các tệp của họ dễ dàng hơn.
  • Bổ trợ đa phương tiện: Creative Cloud cung cấp cho người dùng một bộ công cụ sáng tạo đa phương tiện, cho phép họ tạo ra các dự án đa phương tiện chuyên nghiệp như video, âm nhạc, đồ họa, và thiết kế web.
  • Dễ dàng chia sẻ và hợp tác: Người dùng có thể chia sẻ dữ liệu và làm việc cùng lúc trên tệp sản phẩm, giúp tăng cường sự hợp tác và tiết kiệm thời gian cho các nhóm làm việc.
  • Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp: Người dùng Creative Cloud có thể nhận được hỗ trợ từ đội ngũ chuyên nghiệp của Adobe, giúp giải quyết các vấn đề về phần mềm hoặc đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các dự án.

Tóm lại, Creative Cloud cung cấp cho người dùng một giải pháp toàn diện, linh hoạt và tiện ích để tạo ra các sản phẩm sáng tạo chuyên nghiệp.

Nhược điểm Creative Cloud là gì?

Adobe đã bị chỉ trích khá nhiều khi chuyển sang mô hình dịch vụ đăng ký theo gói (subscription). Người dùng cho rằng họ phải trả phí thuê bao hàng tháng để có thể sử dụng phần mềm của Adobe. Do đó, nếu người hủy hoặc ngừng thanh toán, họ sẽ mất quyền truy cập vào phần mềm cũng như khả năng mở sản phẩm của chính họ vì giờ đây các tệp tin ấy đã được lưu ở định dạng tệp độc quyền.

Sự thay đổi này đã vấp phải nhiều đánh giá trái chiều từ các nhà thiết kế freelancer. Đã có nhiều người dùng bày tỏ sự không hài lòng với thay đổi này của Adobe qua cách tạo ra làn sóng tẩy chay trên Internet. Đặc biệt là bản kiến nghĩ trên trang Change.org đã đạt được hơn 30.000 chữ ký chỉ trong vòng vài tuần.

Adobe Creative Cloud bị lỗi
Dù đầy tiện ích, Creative Cloud vẫn bị chịu nhiều chỉ trích

Vào tháng 5 năm 2014, người dùng Creative Cloud trên toàn cầu đã không thể đăng nhập vào nền tảng suốt một ngày. Điều này đã gây ra nhiều phiền toái không đáng có cho người dùng. 

Khi được hỏi liệu công ty có bồi thường cho người dùng không thì Adobe đã trả lời: “Chúng tôi không thể bồi thường cho sự cố ngừng hoạt động. Một lần nữa rất xin lỗi các bạn.” Sự cố ngừng hoạt động của Adobe đã bị chỉ trích nặng nề. Người dùng cho rằng nếu Adobe muốn vận hành với tư cách là một mô hình dịch vụ thì ít nhất phải đảm bảo chất lượng dịch vụ của mình phải ổn định.

Tóm lại, Creative Cloud là một công cụ tuyệt vời cho các nhà sáng tạo và người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo. Creative Cloud không chỉ là một bộ sưu tập các ứng dụng phần mềm, mà nó còn là một nền tảng tích hợp cho việc làm việc nhóm và quản lý dự án. Hy vọng sau khi đọc bài viết trên bạn đã hiểu được Creative Cloud là gì. 

Xem thêm: Cách để developer học thiết kế từ góc nhìn của designer

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...