Công nghệ cấy ghép điện não điều trị trầm cảm như thế nào?
Phương pháp cấy ghép điện não có thể giảm nhẹ chứng rối loạn về tâm lý. Bằng cách nào mà công nghệ này có thể làm được điều đó? Cùng Techie tìm câu trả lời ngay sau đây!
Vào một buổi chiều Chủ Nhật nóng nực tại Manhattan, thời gian như đóng băng đối với Jon Nelson. Anh đang đứng trên lề đường và nói lời tạm biệt với ba đứa con của mình. Ông nội đang chờ để đón chúng.
Đứa con út dành cho Jon cái ôm cuối cùng. Nó nhìn anh bằng ánh mắt lo lắng và buồn bã: “Bố ơi, liệu con có còn được gặp lại bố không?”
Câu hỏi như khiến dòng thời gian ngừng lại. Jon nói, đó là lần đầu tiên anh cảm thấy sợ hãi. Bởi cho đến trước khi nói lời tạm biệt đó, Jon chưa từng muốn sống. Trong nhiều năm, anh luôn khao khát cái chết – như một cơn nghiện – khi chiến đấu với căn bệnh trầm cảm sâu sắc. Nhưng câu hỏi của cậu con trai nhỏ như chạm đến một cái gì đó sâu bên trong Jon.
12 tiếng sau, Jon được đưa vào phòng mổ. Tại bệnh viện Mount Sinai, các thành viên của nhóm phẫu thuật đã vặn đầu của Jon vào một chiếc khung để giữ nó cố định. Sau đó, họ gây tệ và khoan 2 lỗ nhỏ xuyên qua hộp so của anh ta. Qua mỗi lỗ, một bác sĩ phẫu thuật đã đâm một sợi dây dài và mảnh với các điện cực cắm sâu vào trong não. Dây điện luồn dưới da Jon, quấn quanh bên ngoài hộp sọ của anh và chìm xuống sau phía tai. Từ đó, một sợi dây quấn quanh phía trước, gặp hộp điều khiển chạy bằng pin mà các bác sĩ phẫu thuật cấy vào ngực anh, ngay dưới xương đòn.
Trong suốt quá trình phẫu thuật và trong những ngày sau đó, các bác sĩ đã gửi những xung điện nhỏ vào não của Jon. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu có một mục tiêu dường như táo bạo: họ muốn những xung điện này kéo Jon ra khỏi bóng tối của sự trầm cảm.
Jon là một trong số hàng chục người ở Hoa Kỳ hiện đang tham gia các thử nghiệm lâm sàng nhằm chữa trị các rối loạn tâm thần bằng cấy ghép não. Kỹ thuật này được gọi là kích thích điện não. Nó được xây dựng trên giả thiết khoa học rằng kích thích điện não có thể thiết lập lại bộ não đang bị ảnh hưởng bởi các chứng rối loạn tâm thần mạnh mẽ và tàn khốc như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Giải thích sâu hơn về kỹ thuật kích thích điện não
Khái niệm thích thích điện não (DBS) được giới thiệu đầu tiên vào những năm đầu của thập kỷ 1990. Năm 2010, DSB được đề cập sâu hơn trong một hội nghị về thần kinh học. Nhà thần kinh học Helen Mayberg nói về việc các điện cực được đẩy xuống não có thể giảm nhẹ chứng trầm cảm nặng nề.
Ở phần cuối bài thuyết trình, Mayberg đã chiếu một video về một người phụ nữ mắc trầm cảm nặng. Các bác sĩ đã cấy ghép điện cực vào não của người phụ nữ này. Và khi các nhà nghiên cứu bật kích thích xung điện lên, chỉ trong vòng một phút, người phụ nữ đã mìm cười. Sự chuyển đổi đó đã khiến nhiều người trong phòng hội nghị phải choáng ngợp.
Về mặt kỹ thuật, thiết bị cấy ghép vào não của bệnh nhân trầm cảm sẽ luôn hoạt động. Nó theo dõi hoạt động não của bệnh nhân và chỉ phát ra xung điện khi người ta thật sự cần nó. Mỗi khi thiết bị phát tín hiệu, xung điện không kèm theo bất kỳ cảm giác nào ngoại trừ sự tỉnh táo, tràn đầy năng lượng và tích cực hơn.
Ước tính, có khoảng 280 triệu người trên thế giới đang mắc chứng trầm cảm nặng. Một bộ phân trong con số khổng lồ đó cuối cùng sẽ rơi vào tình trạng chẩn đoán vô vọng: “trầm cảm kháng thuốc” hoặc “trầm cảm không khả điều trị”. Ở Hoa Kỳ, ước tính có 2,8 triệu người đã phải nhận chẩn đoán trên.
Jon là một trong số đó. Thậm chí trước khi phẫu thuật, anh còn nuôi hy vọng rằng mình có thể (được) chết trong khi đang tham gia vào cuộc phẫu thuật mà anh đã tình nguyện đăng ký. Đối với Jon và cả gia đình anh, kích thích điện não và một giải pháp cuối cùng. May mắn thay, phương pháp này đã một lần nữa hồi sinh cuộc sống của anh.
Hiện kỹ thuật cấy ghép điện não điều trị trầm cảm vẫn chưa được đưa vào điều trị chính thức. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tuyển dụng tình nguyện viên cho các chương trình tương tự để đánh giá liệu phương pháp có thể áp dụng rộng rãi hay không.
>>Xem thêm: Cấy chip Neuralink vào não, bệnh nhân có thể điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ