Có gì bên trong ITER – Dự án xây dựng mặt trời tương lai của nhân loại?
ITER (Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạt nhân Quốc tế) được xem là dự án thí nghiệm khoa học lớn nhất thế giới. Hãy cùng Techie tìm hiểu về tiến trình thực hiện bên trong dự án đặc biệt này nhé!
Từ một ngọn đồi nhỏ thuộc địa phận Vinon-Sur-Verdon ở miền nam nước Pháp, bạn có thể nhìn thấy hai mặt trời. Ngay trước thời điểm mặt trời lặn, hiệu ứng thậm chí còn gây sửng sốt hơn. Một mặt trời đã rực rỡ trong suốt 4,5 tỷ năm qua. Và vầng mặt trời còn lại đang dần thành hình bởi hàng nghìn con người. Vào thời điểm hoàng hôn vừa tắt, các tia sáng của nó đã tạo ra một luồng sáng rực rỡ bên trên công trường xây dựng khổng lồ – nơi lò phản ứng nhiệt hạt nhân lớn nhất thế giới đang được xây dựng – hay còn được biết đến với cái tên dự án ITER!
ITER (viết tắt của: International Thermonuclear Experimental Reactor) là một trong những dự án khoa học lớn nhất thế giới với sự tham gia của 35 Quốc gia. Mục đích của dự án nhằm chứng minh phản ứng tổng hợp hạt nhân, vốn là tiến trình liên tục diễn ra bên trong mặt trời và các ngôi sao khác. Từ đó tạo ra năng lượng để làm tiền đề cho công nghiệp nhiệt hạch của các nước.
Kể từ năm 1973, lượng năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu đã tăng lên gấp đôi, và dự đoán sẽ tăng lên gấp 3 đến cuối thế kỷ 21. Nghiên cứu đã chứng minh, 70% lượng khí thải Carbon dioxide vào khí quyển được tạo ra thông qua việc tiêu thụ năng lượng của con người. Trong đó, 80% năng lượng tiêu thụ có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Việc sản xuất thành công năng lượng nhiệt hạch sẽ là giải pháp thay thế lý tưởng cho tương lai, từ đó giảm bớt ô nhiễm và làm chậm biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh EU đã cam kết sẽ sản xuất trên 50% năng lượng tái tạo vào năm 2030 và tầm nhìn tiến đến trung lập với carbon vào năm 2050, dự án ITER được kỳ vọng sẽ là câu trả lời cho nhu cầu năng lượng dài hạn của thế giới.
Hãy cùng tìm hiểu về tiến trình bên trong dự án qua những hình ảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Matjaz Krivic:
Thỏi nam châm lớn nhất thế giới
Bên trong lò Tokamak
Tàu chân không
Hộp công cụ khổng lồ
Hệ thống làm mát
Hệ thống cung cấp năng lượng
Khu phức hợp Tokamak
Những hình ảnh bên trên chắc hẳn đã giúp bạn đọc có thêm góc nhìn rõ ràng hơn về dự án tầm cỡ thế giới ITER. Khung thời gian dự kiến mà nhà máy nhiệt hạch sẽ chính thức đi vào hoạt động là đầu thập niên 2030. Tuy nhiên, siêu dự án đã liên tục bị gián đoạn bởi tác động do đại dịch và cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraina. Mới đây nhất, dự án cũng đã phải tạm dừng do phát hiện vết nứt của một số linh kiện bên trong lò nhiệt hạch.
Thực tế, ITER không phải là dự án về năng lượng nhiệt hạch duy nhất. Một số công ty khởi nghiệp – đơn cử như các tỷ phú Bill Gates, Jeff Bezos và Peter Thiel cũng đang theo đuổi việc xây dựng lò năng lượng nhiệt hạch của riêng mình. Chúng ta hãy cùng chờ đợi nguồn năng lượng sạch và bền vững trong tương lai.
Tổng hợp từ Sciencefocus
Xem thêm: Đau đầu với bài toán tái chế pin xe điện