Chúng ta đã nghiện Netflix như thế nào ? 

Một người có thể giành hàng giờ để “cày phim” trên Netflix, gần như không thể dứt ra khỏi những mùa phim và việc này phá vỡ những thói quen lành mạnh trong thời gian biểu của họ. Vì sao Netflix lại có sức gây nghiện lớn đến thế?

Chúng ta đã nghiện Netflix như thế nào? 

Trước đây, thỉnh thoảng chúng ta có thể “cày” 1-2 bộ phim liên tục khi rảnh, nhưng vì sao chúng ta không trở thành “con nghiện”?  Điều này có thể được lý giải bởi cách xem phim truyền thống – vốn chỉ cung cấp các tập phim mới một cách nhỏ giọt, theo ngày hoặc theo tuần. Trong khi chờ đợi những tập phim mới, chúng ta có thể suy nghĩ về tình tiết thú vị của bộ phim và vẫn thực hiện được các hoạt động thường ngày. 

Theo Tiến sĩ tâm lý Renee Carr, nguồn cơn của “cơn nghiện” Netflix đến từ việc não bộ liên tục tiết dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh tạo sự thích thú và hưng phấn cho não bộ. “Đây là thứ làm cho người ta bị “nghiện” Netflix”, ông Carr cho biết. Hiểu được điều này, Netflix cho phép người dùng truy cập và xem toàn bộ các tập phim trong cùng một thời điểm. Vì không phải chờ đợi tập mới, người xem sẽ tiếp tục “thèm” dopamine và lập tức “cày” tập phim tiếp theo. Bằng chứng là, có tận 316.000 người xem toàn bộ 9 tập của Stranger Things trong ngày đầu tiên mùa 2 của bộ phim này được phát hành, theo một báo cáo từ Nielsen.

Không dừng lại ở đó, sau khi kết thúc một mùa phim, Netflix sẽ đưa ra đề xuất về những bộ phim mới bằng cách sử dụng Trí tuệ Nhân tạo – Artificial Intelligence (AI). Thông qua đó, những đề xuất của Netflix trở nên rất đúng thời điểm và cực kỳ hấp dẫn, khiến người dùng khó lòng chấm dứt “cơn nghiện.”

nghien-netflix-nhu-the-nao
Netflix cho phép người dùng xem toàn bộ mùa phim trong cùng một thời điểm. Ảnh: The Guardian

Ngoài ra, một nguyên nhân khách quan khác có thể lý giải cho hiện tượng này là do đại dịch COVID-19 kéo dài. Trong suốt 2 năm qua, khi con người dân trên toàn thế giới phải ở trong nhà, các hoạt động vui chơi – giải trí bị hạn chế do các lệnh giãn cách xã hội, việc rơi vào tình trạng buồn chán, stress là điều dễ hiểu. Để giải toả tâm trạng, người ta tìm đến nhiều hình thức giải trí khác nhau, và xem phim là một trong số đó. Nhờ đó Số lượng người đăng ký Netflix trong giai đoạn này tăng lên chóng mặt. Theo báo cáo The Global Internet Phenomena, 15% lưu lượng truy cập web của thế giới tới từ Netflix. Theo báo cáo cập nhật doanh thu hằng quý của Netflix, dịch vụ xem phim trực tuyến lớn nhất thế giới này có thêm khoảng 8,5 triệu thuê bao trả phí trong quý IV/2020, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước đó, cho thấy sức hút khổng lồ của dịch vụ này giữa đại dịch COVID – 19.

Nghiện Netflix – đương nhiên là có hại

Khi cày phim liên tục trên Netflix, nhiều người nhận thấy mình chỉ có những ký ức rời rạc về bộ phim, không thể nhớ toàn bộ tập phim như khi xem truyền thống. Bởi lẽ, khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin thông tin, lập tức não bộ sẽ xảy ra tình trạng quá tải và tự động ngưng ghi nhận thông tin mới. Nếu việc này diễn ra trong thời gian dài, não bộ của bạn sẽ dần quên đi thói quen suy nghĩ và phản xạ, khiến bạn trở nên trì trệ, mệt mỏi.

Thêm vào đó, khi xem Netflix, chúng ta thường ngồi một chỗ, ít vận động. Đồng thời, những “con nghiện” thường không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể trong lúc xem phim. Hai yếu tố này khiến những người nghiện Netflix gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là cân nặng.

Ngoài ra, việc liên tục tiết ra dopamine khi xem Netflix cũng dẫn đến tình trạng thừa chất dẫn truyền này trong não bộ, dễ khiến người ta trở nên hung hăng và khả năng kiềm chế cũng kém hơn.

nghien-netflix-co-hai-cho-suc-khoe
“Cày phim” một thời gian dài não bộ của bạn sẽ dần quên đi thói quen suy nghĩ và phản xạ, trở nên trì trệ, mệt mỏi. Ảnh: Scrabbl

Nghiện Netflix – Làm sao để “cai”?

Chỉ xem 3/4 tập phim: Nghe có vẻ khó chịu, nhưng đây là lời khuyên từ Charlie Rubin, một biên kịch từng làm việc cho nhiều TV Show đình đám như Seinfeld hay Law & Order: SVU. Theo ông, các biên kịch thường có thói quen để một khoảng “nghỉ”, ít diễn biến vào khoảng 3/4 bộ phim, tạo “đà” để những tình tiết gay cấn “lên đỉnh” vào những phú cuối cùng của bộ phim. Vì lẽ đó, gián đoạn việc xem Netflix vào chính thời gian tập phim đang “nghỉ” là một cách hiệu quả để “cắt” cơn nghiện Netflix.

Tắt chế độ “Autoplay”: Một trong những lí do khiến người ta bị cuốn vào những giờ xem phim triền miên là do tính năng Autoplay. Chỉ cần thay đổi cài đặt ở phần “Tài khoản của bạn”, bạn có thể đã tiến một bước gần hơn trong việc cai nghiện Netflix.

nghien-netflix-lam-sao-de-cai
 Tắt chế độ Autoplay có thể là một cách “cai nghiện” Netflix. Ảnh: KASS International

Dừng lại khoảng 1-2 giây trước khi xem tập mới: “Chỉ với khoảng 50 đến 100 mili-giây suy nghĩ, não bộ có thể đưa ra quyết định tốt hơn, bởi bạn có thể tập trung sự chú ý vào những thông tin tối quan trọng và loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng”, Jack Grinband, Phó Giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia cho hay. Do đó, trước khi quyết định có nên xem tập phim Netflix mới hay không, hãy cho bản thân khoảng 1-2 giây suy nghĩ để đưa ra quyết định một cách tỉnh táo.

Không thể phủ nhận việc Netflix cung cấp những món ăn giải trí mới lạ, hấp dẫn cho công chúng, và điều này không có gì là sai. Tuy nhiên, cần giữ Netflix là phương tiện giải trí, tránh để dịch vụ này làm gián đoạn nếp sinh hoạt thường ngày cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...