Chỉ một bức ảnh selfie đơn giản cũng có thể tiết lộ tuổi sinh học của bạn!

Selfie không chỉ để sống ảo! Một công cụ AI mang tên FaceAge được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu Y học Mass General Brigham (MGB) có thể dự đoán tuổi sinh học và khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư chỉ thông qua việc quét khuôn mặt. Cùng Techie cập nhật ngay!

Dự đoán tuổi sinh học bằng thuật toán Deep-learning

FaceAge được phát triển bởi tổ chức Mass General Brigham (MGB) – một trong những hệ thống y tế học thuật lớn nhất và uy tín nhất tại Hoa Kỳ. Theo thông cáo báo chí từ MGB, công cụ này thậm chí còn có thể dự đoán khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư.

Công cụ FaceAge được huấn luyện trên 58.851 bức ảnh của những người được cho là khỏe mạnh, trích từ các bộ dữ liệu công khai. Dựa trên thuật toán deep-learning, FaceAge có thể  phân tích khuôn mặt để dự đoán tuổi sinh học của một người, tức tốc độ lão hóa thực sự của họ so với tuổi đời.

Để kiểm tra độ chính xác, các nhà nghiên cứu đã sử dụng FaceAge phân tích 6.196 bức ảnh bệnh nhân ung thư chụp trước khi xạ trị. Trong hầu hết các trường hợp, tuổi sinh học do công cụ này tính toán cao hơn khoảng 5 tuổi so với tuổi thực tế. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn dùng FaceAge để dự đoán tuổi thọ của 100 bệnh nhân đang được chăm sóc, và so sánh kết quả với dự đoán của 10 bác sĩ lâm sàng. Kết quả cho thấy FaceAge chính xác hơn so với các chuyên gia.

Độ tuổi sinh học
Độ tuổi sinh học có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của một người

“Chúng tôi có thể sử dụng AI để ước tính tuổi sinh học từ ảnh khuôn mặt, và nghiên cứu này cho thấy dữ liệu đó hoàn toàn có thể mang ý nghĩa lâm sàng,” – TS. Hugo Aerts, Giám đốc chương trình Trí tuệ Nhân tạo trong Y học (AIM) tại MGB, đồng tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, việc một người trông trẻ hơn tuổi thật thực sự có giá trị. Bởi những người FaceAge dự đoán có tuổi sinh học trẻ hơn tuổi đời thường đáp ứng khả năng điều trị ung thư tốt hơn. Mục tiêu của công cụ FaceAge là loại bỏ thiên kiến vô thức trong chẩn đoán và điều trị mà bác sĩ có thể gặp phải khi đánh giá ngoại hình bệnh nhân. “Dù FaceAge có thể chính xác hơn bác sĩ trong một số dự đoán, công cụ này nên được xem là hỗ trợ phán đoán con người, chứ không thay thế.” – Tiến sỹ Aerts kết luận.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng FaceAge chưa sẵn sàng để ứng dụng lâm sàng ngay lập tức. Các nhà khoa học tại MGB sẽ tiếp tục mở rộng nghiên cứu đến các bệnh viện khác nhau, với các nhóm bệnh nhân ung thư ở những giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, họ cũng sẽ đánh giá khả năng của FaceAge trong việc dự đoán bệnh lý, tình trạng sức khỏe tổng quát và tuổi thọ.

Theo Bác sĩ Ray Mark, đồng tác giả của nghiên cứu tại MGB, công nghệ AI đã mở ra một hướng đi hoàn toàn mới trong việc khám phá biomarker (dấu ấn sinh học) từ hình ảnh. Tiềm năng của nó vượt xa lĩnh vực ung thư. “Khi chúng ta ngày càng xem các bệnh mãn tính là hệ quả của quá trình lão hóa, thì việc dự đoán chính xác tốc độ lão hóa của từng cá nhân trở nên cực kỳ quan trọng. Tôi hy vọng công nghệ này sẽ trở thành một hệ thống phát hiện sớm cho nhiều tình huống, nhưng phải đi kèm với các nguyên tắc đạo đức và quản lý nghiêm ngặt”, ông nói.

Góc nhìn từ chuyên gia y học về AI

Bác sĩ Harvey Castro – chuyên gia y học cấp cứu, đồng thời là diễn giả quốc gia về trí tuệ nhân tạo tại Dallas, Texas đã đưa ra nhận định của mình về công cụ này.

“Với vai trò bác sĩ cấp cứu và người quan tâm đến tương lai AI, tôi nhìn thấy cả tiềm năng và thách thức của FaceAge,” ông chia sẻ với Fox News Digital.

Castro cho biết điều khiến ông hứng thú là FaceAge đã “cơ khí hóa trực giác lâm sàng” -vtức khả năng đánh giá tình trạng bệnh qua vẻ ngoài mà bác sĩ thường cảm nhận bằng bản năng. Giờ đây, AI có thể lượng hóa đánh giá đó với độ chính xác đáng kinh ngạc.

Harvey_Castro
Bác sĩ Harvey Castro

Ông dự đoán FaceAge có thể giúp cá nhân hóa kế hoạch điều trị, đặc biệt trong lĩnh vực ung thư – nơi sự sống còn và khả năng hồi phục đôi khi quan trọng hơn tuổi tác thật. Tuy nhiên, bác sĩ Harvey Castro cũng cảnh báo rằng mô hình AI chỉ tốt khi được huấn luyện trên dữ liệu đa dạng và đầy đủ. Nếu không, nguy cơ thiên lệch là rất cao.

Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức cũng được đặt ra:

  • Ai sở hữu dữ liệu khuôn mặt?

  • Ảnh được lưu trữ như thế nào?

  • Bệnh nhân có hiểu rõ dữ liệu của họ đang được phân tích ra sao?

Castro còn lưu ý đến ảnh hưởng tâm lý khi AI cho rằng một người “trông già hơn”. “Việc bị nói là già hơn tuổi có thể ảnh hưởng đến cách bác sĩ đưa ra quyết định điều trị hoặc cả nhận thức của bệnh nhân về bản thân. Chúng ta cần sự minh bạch, bảo mật dữ liệu và đặc biệt là sự tinh tế khi triển khai.”

Cuối cùng, phải nói thêm rằng, AI có thể tăng cường khả năng chăm sóc, nhưng không thể thay thế sự đồng cảm, bối cảnh và tính nhân văn. Đây cũng là những điều cốt lõi trong y học.

>>Xem thêm: Xu hướng phẫu thuật đổi màu mắt: là đột phá hay rủi ro?

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...