Châu Âu đứng giữa cơn sốt AI và tham vọng bảo vệ môi trường

Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang đặt ra nhiều thách thức mới cho ngành công nghệ, khi các trung tâm dữ liệu tại châu Âu đối diện với sức ép từ các “ông lớn” như Nvidia về việc điều chỉnh nhiệt độ nước để làm mát chip, đồng thời phải duy trì các mục tiêu bảo vệ môi trường. Với sự gia tăng mạnh mẽ trong nhu cầu về các trung tâm dữ liệu, những thách thức này càng trở nên rõ nét. Cùng Techie tìm hiểu nhé!

Thách Thức Về Năng Lượng Và Môi Trường

Bên cạnh những lợi ích to lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang đến thách thức không nhỏ, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do rác thải điện tử.
Bên cạnh những lợi ích to lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang đến thách thức không nhỏ, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do rác thải điện tử.

Theo nghiên cứu của Goldman Sachs, AI được dự báo sẽ thúc đẩy nhu cầu trung tâm dữ liệu tăng 160% vào năm 2030. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này sẽ đặt ra vấn đề lớn với mục tiêu giảm phát thải carbon của châu Âu, khi các chip chuyên dụng AI tiêu tốn lượng lớn năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu hao điện của các trung tâm dữ liệu.

Các chip xử lý đồ họa mạnh mẽ (GPU), đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo và triển khai các mô hình AI, cần được làm mát bằng nước ở nhiệt độ thấp để duy trì hiệu suất và độ ổn định. Chỉ một mét vuông trung tâm dữ liệu chuyên về AI có thể tiêu thụ tới 120 kilowatt điện, tương đương mức tiêu thụ điện của 15 – 25 ngôi nhà, theo Andrey Korolenko, Giám đốc sản phẩm và hạ tầng của Nebius.

Cuộc Đua Công Nghệ Và Khả Năng Bền Vững

Sức ảnh hưởng của việc sản xuất AI lên môi trường
AI là bạn hay thù của môi trường?

Châu Âu hiện đang đối mặt với tình thế khó xử khi các nhà sản xuất chip từ Mỹ yêu cầu điều chỉnh nhiệt độ nước để đáp ứng cho AI, một động thái mà Michael Winterson, Chủ tịch Hiệp hội Trung tâm Dữ liệu Châu Âu (EUDCA), cho rằng sẽ đưa châu lục này “quay lại tình trạng không bền vững của 25 năm trước.” Ông Winterson cũng cảnh báo rằng thị trường AI hiện nay bị chi phối mạnh mẽ bởi các công ty Mỹ, nơi quyền sử dụng đất và năng lượng không phải là mối quan tâm hàng đầu.

Herbert Radlinger, giám đốc điều hành của NDC-GARBE, cho biết yêu cầu giảm nhiệt độ nước đến từ các công ty thiết kế chip Mỹ khiến nhiều nhà cung cấp thiết bị tại châu Âu bất ngờ, bởi ban đầu các nhà kỹ thuật mong đợi áp dụng công nghệ làm mát bằng chất lỏng ở nhiệt độ cao hơn để tiết kiệm năng lượng.

Giải Pháp Làm Mát Mới: Tiến Bộ Hay Thách Thức?

Các trung tâm dữ liệu hiện nay đang chuyển hướng sang công nghệ làm mát bằng chất lỏng, một giải pháp hứa hẹn tiết kiệm năng lượng hơn so với phương pháp làm mát bằng không khí truyền thống. Steven Carlini, Phó Chủ tịch Schneider Electric, cho biết chi phí làm mát là yếu tố tiêu hao năng lượng lớn thứ hai sau tải trọng CNTT tại các trung tâm dữ liệu. Schneider Electric và các đối tác cũng đang phối hợp với các cơ quan châu Âu để nghiên cứu phương pháp tối ưu hoá năng lượng và nguồn cấp điện “chính thống” cho các trung tâm dữ liệu AI.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ mới này sẽ không đơn giản. Ferhan Gunen, Phó Chủ tịch phụ trách vận hành trung tâm dữ liệu tại Anh của Equinix, cho biết khách hàng đang muốn tăng mật độ máy chủ để xử lý các chip có công suất cao hơn, tuy nhiên sự thay đổi này đòi hỏi một quy trình tiến hoá, không chỉ là một quyết định đơn giản.

Nvidia, mặc dù từ chối tiết lộ yêu cầu cụ thể về làm mát của chip Blackwell GB200 mới, đã công bố rằng kiến trúc Blackwell sẽ giúp các doanh nghiệp giảm đến 25 lần chi phí và mức tiêu thụ năng lượng khi so sánh với công nghệ cũ, theo công bố của hãng.

Định Hướng Tương Lai Cho Trung Tâm Dữ Liệu Châu Âu

Nebius, một trong những công ty đầu tiên sẽ triển khai nền tảng Blackwell của Nvidia tại châu Âu vào năm 2025, đã lên kế hoạch đầu tư hơn 1 tỷ USD cho hạ tầng AI ở châu Âu vào giữa năm tới. Andrey Korolenko cho biết làm mát bằng chất lỏng là bước đầu tiên, và chi phí sở hữu sẽ giảm dần khi công nghệ này hoàn thiện hơn.

Cuộc đua về tính hiệu quả đang thúc đẩy các trung tâm dữ liệu châu Âu trở nên cạnh tranh hơn với các đối thủ đến từ Mỹ, trong khi cố vẫn gắng duy trì các mục tiêu bền vững. Sicco Boomsma, giám đốc đội ngũ TMT tại ING, nhấn mạnh rằng các trung tâm dữ liệu Mỹ hiện đang đẩy mạnh mở rộng hạ tầng tại châu Âu, nơi nhu cầu về tiêu chuẩn thân thiện môi trường ngày càng cao.

Châu Âu phải đối mặt với một thử thách không nhỏ: làm sao để giữ vững vị thế của mình trong cuộc đua AI mà không làm tổn hại đến các mục tiêu bền vững. Những nỗ lực tìm kiếm giải pháp làm mát tiết kiệm và cân bằng năng lượng trong ngành công nghiệp trung tâm dữ liệu đang trở thành trọng tâm trong bối cảnh AI phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: Vì sao vị thế của Intel bị tụt dốc không phanh?

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...