Cách xác định Key Metric từ Product Goal

Một trong những thử thách lớn nhất của Product Managers là chọn được metrics phù hợp với định hướng sản phẩm. Nếu chọn đúng, nó sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho người dùng và doanh nghiệp. Nếu chọn sai, doanh nghiệp sẽ đối mặt với thua lỗ do xây dựng ra những ứng dụng/ tính năng vô nghĩa.

1. Metrics quan trọng như thế nào

Các metrics giúp chúng ta làm đúng những việc cần làm, bằng cách cho chúng ta cái nhìn, thông số về cách sản phẩm được thực hiện, hiện trạng của sản phẩm đang như thế nào, và cần làm gì ở những lần release tiếp.

Mỗi quyết định sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, định kiến của một người hay một nhóm người. Do đó, với metrics trong tay, các quyết định của chúng ta sẽ mang yếu tố khách quan hơn, giải quyết đúng bản chất vấn đề hơn.

Các metrics giúp chúng ta biết được điều gì đang diễn ra trên production. Có bất kì điều gì bất thường xảy ra không hay có bất kì tín hiệu khả quan nào xuất hiện không.

Metrics giúp chúng ta hiểu được cốt lõi của sản phẩm. Những lý do tại sao sản phẩm của chúng ta tồn tại được, nó làm được gì cho người dùng và nó mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp

Để xác định được metrics nào là quan trọng, chúng ta cần xác định những metrics dựa trên các yếu tố

  • Lấy người dùng làm trọng tâm – User-Centric
  • Có thể đo lường được – Measurable
  • Có thể thực hiện được – Actionable

2. Hiểu được Product Goal

Mọi Metrics cần được bắt đầu từ Product Goal. Cơ bản tại giai đoạn này, ta cần trả lời cho câu hỏi: Giải quyết vấn đề gì cho người dùng và mang lại giá trị gì cho Doanh nghiệp. Tại giai đoạn này, khoan nghĩ sâu xa đến việc KPIs hay hướng đi nào, công nghệ gì. Chỉ đơn giản là điền vào chỗ trống câu sau

Tạo ra <Cái gì> để cho <Ai> có thể <Làm gì>. Điều này sẽ giúp <Được gì>

Lấy ví dụ:

– Tạo ra e-Commerce để cho mọi người có thể shopping online. Giúp cho việc shopping tiện lợi hơn

– Tạo ra Social Network để cho mọi người có thể tương tác với bạn bè và gia đình. Giúp cho việc tương tác dễ hơn

– Tạo ra một nền tảng để cho mọi người đặt vé trong kỳ nghỉ dễ dàng hơn. Giúp cho việc du lịch đơn giản hơn

– Tạo ra một nền tảng log và share workout để cho người tập fitness share với bạn bè. Giúp họ có động lực hơn.

3. Xác định metric chủ chốt từ Product Goal 

Chọn 1 key metric duy nhất để đo lường – để đảm bảo rằng mình đi đúng hướng. Key metric này phải thoả mãn được hai yếu tố

  • Sát với Product Goal và Có thể đo lường   
  • Hãy cùng tôi phân tích bốn ví dụ trên

3.1. E-Commerce

Tạo ra e-Commerce để cho mọi người có thể shopping online. Giúp cho việc shopping tiện lợi hơn.

=> Product Goal là: Shopping tiện hơn. Vậy, metric chủ chốt cần xác định ở đây là gì. Techie sẽ phân tích các metrics cho ví dụ này:

1. User active/ User sign-up/ User retention ❌

Không ổn, vì số lượng người dùng đăng ký, active hay retention không phản ánh đúng Product Goal của mình. Vì cái mình muốn là shopping tiện hơn, người dùng play app mình nhưng chưa chắc đã shopping.

2. Revenue ❌ 

Ban đầu, thì cái này khá hợp lý nhưng khi nghĩ kĩ thì không ổn.Giả sử, số lượng người dùng là 100. Nhưng chỉ có 1 giao dịch nhưng giao dịch này là một 1 triệu thì là do mặt hàng đó đắt tiền, chứ thị trường hoàn toàn yên ắng

3. Number of sellers/ Number of buyers ❌

Tương tự như vậy, số lượng người mua người bán có chênh lệch hay không cũng sẽ phục vụ cho mục đích khác, metrics khác, chứ không phục vụ cho Product Goal của mình

4. Number of transactions ✅

Đây là metrics thể hiện rõ được các yếu tố mà mình mong đợi, phản ánh phần lớn các yếu tố phía trên (mặc dù vẫn cần sự hỗ trợ của 3 metrics trên). Nhưng đây là yếu tố sẽ thể hiện rõ được hướng đi từ Product Goal của mình.

3.2. Social Network – AirBnB – Fitness App

Cùng phân tích như trên, các Product Goal cho các ví dụ 2,3,4 sẽ là: 

  • Social Network: Số lượng Interaction trong một ngày <-> Product Goal: Interact Easier
  • AirBnb: Số lượng lượng phòng được book <-> Product Goal: Booking Easier
  • Fitness App: Số lượng workout được chia sẻ <-> Product Goal: More Motivation

4. Kết luận

Key metric thường được dùng để đo lường, xác định sản phẩm của chúng ta có đi đúng hướng hay không. Tuy nhiên, đây chỉ mới là điều kiện cần, vẫn chưa đủ thành phần để ta xác định rõ. Với key metric, ta có thể xác định, đo lường một product goal, nhưng vấn đề là ta chỉ có thể đo lường tăng giảm như thế nào mà không hiểu lý do đằng sau – tại sao tăng, tại sao giảm.

Giả dụ, hướng mong đợi của bạn là hướng thẳng, nhưng bạn bị nghiêng (đi sai) thì nghiêng (sai) như thế nào thì bạn không rõ. Nghiêng 90 độ rất khác với nghiêng 30 độ. Visibility của key metric không đủ rõ ràng. Do đó, nó cần được hỗ trợ bởi những yếu tố khác.

Sẽ có rất nhiều metrics kiểu này, chúng sẽ mang sắc thái và màu sắc cụ thể cho sản phẩm mà bạn đang xây dựng. Vì vậy, ở giai đoạn này, nếu ta phân tích đúng hướng thì hầu hết những metrics này đều mang tính biểu thị rất cao nhưng chúng cũng sẽ rất dễ dàng tinh chỉnh.

Bài viết nằm trong series Brain Hack của Techie. Bạn đọc có thể xem thêm bản tiếng Anh tại đây hoặc hashtag #BrainHack để xem các bài viết cùng chuyên mục!

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...