Building Information Modeling và IoT: Cặp đôi hoàn hảo trong ngành xây dựng

Trên thế giới, BIM đang dần trở thành một bước quan trọng, và thậm chí là bắt buộc trong quá trình lên kế hoạch, thiết kế và xây dựng công trình. BIM, kết hợp với công nghệ IoT, như “hổ mọc thêm cánh”, đã và đang dần cải thiện hiệu suất làm việc của quá trình thi công, cũng như thay đổi tương lai của ngành xây dựng.

BIM là gì?

BIM là viết tắt của Building Information Modeling. Nhờ vào đặc tính hợp tác cao của BIM, các kiến trúc sư, kĩ sư, các chuyên gia bất động sản, nhà thầu, nhà sản xuất và các bên liên quan có thể lên kế hoạch, thiết kế và xây dựng cấu trúc khối 3D của công trình với hiệu suất cao hơn.

Tính ứng dụng của quy trình này còn xuất hiện trong việc vận hành và quản lý các công trình, bằng cách xử  các dữ liệu/ thông tin mà chủ sở hữu của toà nhà đó sở hữu. Những dữ liệu này cho phép các bên liên quan đưa ra các quyết định đúng đắn, về mặt tiến độ, ngân sách, cho đến nhân sự, dựa trên các thông tin được trích xuất từ mẫu 3D. Quy trình BIM không chỉ hữu ích trong giai đoạn thi công, mà ngay cả sau khi toà nhà được xây dựng xong, BIM vẫn thu thập được nhiều dữ liệu khác, giúp vận hành toà nhà một cách hiệu quả.

Từ bản vẽ, đến CAD, và giờ là BIM

Trong quá khứ, các bản vẽ được sử dụng để diễn giải các thông tin trong một kế hoạch xây dựng nào đó. Phương pháp vẽ 2D này khiến cho việc hình dung và thực hiện các yêu cầu xây dựng trở nên rất khó khăn. Sau đó, CAD xuất hiện, bước đầu giúp những người trong ngành nhận ra lợi ích của việc xây dựng bản vẽ trong môi trường số. Dần dần, CAD chuyển thành 3D, khiến bản vẽ càng trở nên trực quan hơn. Và bây giờ BIM tiếp bước, trở thành tiêu chuẩn tiếp theo của ngành xây dựng, nhưng nó không chỉ đơn thuần là một mô hình 3D.

Nếu bất kì một yếu tố nào đó bị thay đổi, phần mềm BIM sẽ cập nhật để mô hình thể hiện sự thay đổi đó. Điều này cho phép mô hình luôn luôn ở trạng thái sát sao nhất với công trình thực tế, giúp các kĩ sư, kiến trúc sư, các kĩ sư cơ điện, nhà thiết kế, quản lý dự án và nhà thầu có thể cùng được cập nhật thông tin kịp thời và làm việc hiệu quả hơn.

Ứng dụng của IoT trong BIM

Hiểu đơn giản nhất, IoT sử dụng các cảm biến vật lý, cộng với các công nghệ tiên tiến, để quản lý và vận hành công trình thông qua mô hình ảo.

quy-trinh-voi-bim
Nguồn: MDM Group Inc. Ltd

Các cảm biến này là những thiết bị khá đơn giản, có thể đo đạc nhiệt độ, độ ẩm, cường độ sáng, chuyển động, và những thông tin kỹ thuật và vật lý khác. Sau khi kết hợp các thông tin thu thập được từ các cảm biến này với công nghệ BIM, mô hình 3D sẽ được cập nhật và thể hiện các dữ liệu này. Khối lượng dữ liệu khổng lồ thu thập được từ các cảm biến sẽ là nền tảng hỗ trợ đưa ra các quyết định đúng đắn trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng.

Ví dụ, kết quả thu được từ cảm biến cho rằng nhiệt độ tại một khu vực nào đó ở công trình đang quá thấp. Thông qua sự kết nối với các cảm biến, mô hình BIM sẽ cung cấp cho bạn những phân tích và chẩn đoán nguyên nhân của sự việc này, chẳng hạn như thông tin về lỗ hổng trong hệ thống thông gió, từ đó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

Với những lợi ích đó, BIM, hay cụ thể hơn là sự kết hợp với công nghệ IoT, sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Hơn nữa, rác thải trong ngành xây dựng, thường đến từ những lỗ hổng trong hệ thống cung ứng hay các sơ suất trong quá trình thi công, hiện đang là một thách thức lớn của nhân loại. Bằng cách làm việc với BIM, nơi các thông tin được lưu trữ đầy đủ và tức thời, những hạn chế kể trên của ngành xây dựng sẽ được giảm thiểu đáng kế, tạo tiền đề cho tương lai của ngành nói riêng và của cá nhân loại nói chung.

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...