Big data là gì? Ứng dụng vào cuộc sống và công việc thế nào?

Big data đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong thế giới công nghệ kỹ thuật số hiện nay. Vậy cụ thể, big data là gì? Nó được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Với những bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực CNTT, liệu có những công việc nào trong lĩnh vực big data? Câu trả lời sẽ được Techie thông tin đến bạn qua nội dung sau đây!

Big data là gì?

Big data là khái niệm được sử dụng để chỉ các tập dữ liệu rất lớn và phức tạp. Quy mô của những bộ dữ liệu này không thể xử lý bằng các công cụ phần mềm thông thường.

Big data được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Bao gồm thiết bị di động, cảm biến, hệ thống GPS, mạng xã hội, máy chủ web… Từ những nguồn dữ liệu này, có thể thu thập các thông tin về hành vi của người dùng, vị trí địa lý, lưu lượng mạng và nhiều hơn nữa. Dữ liệu ở đây không chỉ đơn thuần là thông tin cơ bản về con người, sản phẩm, hay hoạt động kinh doanh, mà còn chứa rất nhiều thông tin phức tạp, đa dạng và có tính chất thời gian thực.

Big data là gì
Big data là gì là thắc mắc chung của nhiều người dùng công nghệ

Đặc điểm của Big data

Sau khi nắm rõ khái nghiệm big data là gì, hãy cùng điểm qua một số đặc điểm chính của nó:

  • Khối lượng lớn

Khối lượng của big data thường được đo lường ở đơn vị terabyte hoặc petabyte. Khối lượng lớn này có thể bao gồm hàng tỷ hoặc hàng triệu bản ghi dữ liệu.

  • Tính đa dạng

Thể hiện ở nhiều loại dữ liệu khác nhau. Ví dụ như văn bản, hình ảnh, video, từ các dữ liệu có cấu trúc cho đến không có cấu trúc.

  • Tốc độ cao

Big data được tạo ra với tốc độ nhanh, liên tục, từ nhiều nguồn khác nhau.

  • Tính phức tạp

Do khối lượng lớn và đa dạng dữ liệu, big data có tính chất rất phức tạp. Điều này đòi hỏi các công nghệ và phương pháp xử lý dữ liệu cần phải đảm bảo độ chính xác của dữ liệu.

Big data có tính chất rất phức tạp
Big data có tính chất rất phức tạp
  • Tính phi cấu trúc

Một phần lớn dữ liệu trong big data không có cấu trúc rõ ràng và không thể được sắp xếp vào các nhóm cụ thể.

Ứng dụng của Big data là gì?

Truyền thông kỹ thuật số

Lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số đang phát triển vượt bậc. Và một phần trong đó, có sự đóng góp đáng kể của các công nghệ phân tích và xử lý dữ liệu. Cụ thể, ứng dụng của big data ở lĩnh vực này bao gồm:

– Phân tích các dữ liệu truyền thông để hiểu rõ hơn về người dùng. Từ đó, các doanh nghiệp có thể cải thiện chiến lược tiếp thị, tạo ra nội dung phù hợp với khách hàng tiềm năng.

– Sử dụng để quản lý nội dụng truyền thông kỹ thuật số một cách hiệu quả.

– Phân tích dữ liệu về khách hàng để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.

– Tối ưu hóa quảng cáo trực tuyến và phân bổ ngân sách quảng cáo hợp lý.

– Dự đoán hành vi của khách hàng.

Y tế

Hãy cùng tìm hiểu, đối với lĩnh vực y tế, ứng dụng của big data là gì:

– Quản lý dữ liệu y tế của bệnh nhân. Các hệ thống này cho phép các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế khác có thể truy cập thông tin về bệnh nhân, bao gồm lịch sử bệnh án, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc.

– Phân tích dữ liệu y tế để phát hiện ra các mô hình bệnh mới. Từ đó đưa ra phương pháp phòng ngừa và điều trị.

– Dữ liệu cũng giúp các thuật toán AI dự đoán các loại bệnh có nguy cơ xảy ra, giúp bác sĩ đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị.

– Giúp quản lý chi phi y tế hiệu quả hơn.

Ứng dụng của big data
Dữ liệu đang có nhiều giúp ích cho lĩnh vực y tế

Tài chính

Tương tự, big data đã trở thành công cụ quan trọng đối với lĩnh vực tài chính. Nó giúp dự đoán và phân tích xu hướng thị trường, phân tích những biến động và rủi ro tài chính. Bên cạnh đó, big data cũng giúp các doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng, tối ưu hóa các quy trình và giảm thiểu chi phí.

Công nghiệp

Dưới đây là một số ứng dụng của big data trong lĩnh vực công nghiệp:

– Tối ưu hóa hoạt động sản xuất bằng dữ liệu thu thập từ các thiết bị IoT.

– Phát hiện sớm các sự cố trong quá trình sản xuất

– Quản lý chuỗi cung ứng nhờ các hệ thống phân tích dữ liệu

– Bảo trì thiết bị sản xuất và quản lý năng lượng tốt hơn

Giao thông vận tải

Big data giúp quản lý giao thông, giảm ùn tắc và nâng cao an toàn. Dữ liệu từ các cảm biến và các hệ thống giám sát giao thông có thể được sử dụng để dự đoán tình trạng giao thông, đưa ra lời khuyên về tuyến đường tối ưu và giúp đảm bảo an toàn cho người lái xe và người đi bộ.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu sơ bộ về các ứng dụng của big data là gì. Ngoài các lĩnh vực kể trên, big data còn được ứng dụng trong những ngành khác như giáo dục, bảo hiểm, xây dựng, bất động sản…

Các công cụ và kỹ thuật xử lý big data là gì?

Với quy mô và tính chất phức tạp, big data thông thể được xử lý bằng phương pháp thông thường. Thay vì đó, cần có các công cụ chuyên biệt. Cụ thể, các công cụ xử lý big data là gì:

Hadoop

Là một nền tảng mã nguồn mở được thiết kế để lưu trữ và xử lý lượng lớn dữ liệu. Hadoop bao gồm hai thành phần chính là HDFS (Hadoop Distributed File System) để lưu trữ dữ liệu và MapReduce để xử lý dữ liệu.

Hadoop
Hadoop hỗ trợ lưu trữ và quản lý các tập dữ liệu khổng lồ

Apache Spark

Đây là một framework mã nguồn mở được sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu lớn. Apache Spark có khả năng xử lý dữ liệu nhanh hơn Hadoop và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Python, Java và Scala.

NoSQL databases

Là các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phi quan hệ được thiết kế để xử lý dữ liệu phi cấu trúc và lớn. Các NoSQL databases phổ biến bao gồm MongoDB, Cassandra, và Redis.

Machine learning

Machine learning là một phương pháp của trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép máy tính học hỏi từ dữ liệu và cải thiện hiệu suất của chúng theo thời gian. Công nghệ này có thể được sử dụng để xử lý Big data bằng cách tìm ra các mẫu, xu hướng và thông tin hữu ích từ lượng lớn dữ liệu không cấu trúc.

Các việc làm liên quan đến Big data

Việc làm liên quan đến big data đang ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng, cung cấp cho người lao động nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số ví dụ về các công việc liên quan đến big data:

  • Chuyên viên dữ liệu (Data Analyst): Tập trung vào thu thập, phân tích và đưa ra các dự đoán từ các bộ dữ liệu lớn.
  • Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer): Thiết kế và xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu và phát triển các công cụ để xử lý dữ liệu lớn.
  • Chuyên gia truy vấn dữ liệu (Data Querying Specialist): Tập trung vào việc tìm kiếm, truy vấn và trích xuất dữ liệu từ các nguồn khác nhau.
  • Chuyên gia tối ưu hóa dữ liệu (Data Optimization Specialist): Tối ưu hóa các công cụ và quy trình xử lý dữ liệu để giúp tăng cường hiệu suất và giảm chi phí.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Scientist): Sử dụng các công cụ phân tích để khai thác các dữ liệu lớn, tạo ra các mô hình dự đoán và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.
  • Quản lý dữ liệu lớn (Big Data Manager): Quản lý các dự án liên quan đến dữ liệu lớn, giám sát các quy trình, đảm bảo bảo mật và đảm bảo chất lượng của các bộ dữ liệu được xử lý.
  • Chuyên viên bảo mật dữ liệu lớn (Big Data Security Specialist): Thiết kế và triển khai các giải pháp bảo mật cho dữ liệu lớn, đảm bảo an toàn và bảo mật của dữ liệu được lưu trữ và xử lý.
Công việc liên quan đến big data
Có nhiều công việc liên quan đến big data

Kết luận

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, dữ liệu đã trở thành một tài nguyên vô cùng quý giá. Và big data đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách chúng ta quản lý cũng như sử dụng dữ liệu. Bởi, bên cạnh nhiều ứng dụng đa lĩnh vực, nó cũng đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư trong việc sử dụng thông tin.

Với nội dung trên đây, Techie hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm big data là gì. Đồng thời, có thể nắm bắt thông tin để ứng dụng vào công việc cũng như cuộc sống.

>> Xem thêm: Giải đáp từ A đến Z về Database

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...