AI khỏa lấp những phần bị mất trong văn bản cổ, di tích lịch sử

Một nhóm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại DeepMind, cộng tác với Đại học Venice, Đại học Oxford và Đại học Kinh tế Athens, đã phát triển một ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên Ithaca để giúp các nhà sử học điền biết các khoảng trống trên những hiện vật làm từ đá, kim loại hoặc gốm sứ. Cùng Techie tìm hiểu những ứng dụng của công nghệ vào lịch sử nhé!

Phục hồi văn bản

khôi-phục-lịch-sử-với-ai
AI khôi phục lại một sắc lệnh liên quan đến Vệ thành Athens và có niên đại vào năm 485/4 trước Công nguyên

Trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu đã mô tả chi tiết quy trình xây dựng và triển khai Ithaca, cũng như khả năng ứng dụng của nó trong việc hỗ trợ công tác khảo cổ học. Việc phục hồi văn bản cổ thường là một thách thức lớn do tình trạng hư hại và mất mát của các hiện vật, nhưng với sự trợ giúp của công nghệ AI, quá trình này hi vọng sẽ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.

Ithaca được xây dựng trên một cơ sở dữ liệu khổng lồ bao gồm 60,000 bản văn Hy Lạp, đều đã được nghiên cứu sâu và tái cấu trúc từ khoảng 700BC đến 500AD. Ithaca sau đó được thử nghiệm để kiểm tra độ tin cậy. Kết quả thu được đã cho thấy mức độ chính xác đáng kinh ngạc lên tới 62%, cao hơn rõ rệt so với năng lực phân tích của con người hiện tại. Đặc biệt hơn, khi AI cộng tác cùng với các nhà sử học, tỷ lệ chính xác có thể đạt tới 72%.

Kết hợp AR tái hiện lại hình ảnh

Cùng tìm hiểu lịch sử với AR
Du hành xuyên thời gian với AR

Donatien Bozon, giám đốc phòng thu AR của Snap tại Paris, đang dẫn dắt một đội ngũ 14 người được thành lập vào năm ngoái với sứ mệnh đưa thực tế tăng cường (AR) đến với nghệ thuật, văn hóa và giáo dục. Công ty đang muốn chứng minh công nghệ Snapchat có khả năng vượt xa việc chỉ tạo ra filter tai chó, tai mèo ảo cho người dùng.

Theo ông Bozon, các cơ quan văn hóa đang quan tâm đến việc tận dụng  750 triệu người dùng của Snapchat. Giúp du khách có thể thấy được hình hài hoàn thiện của các di tích lịch sử trước khi bị chiến tranh, thiên tai phá hoại.

Một ví dụ điển hình là tại Bảo tàng Louvre, nơi một bản sao số hóa của Cột đá Luxor – một di sản nặng 222 tấn từ Ai Cập – giờ đây có thể được “trưng bày” ảo mà không cần thêm không gian trưng bày thực tế. Thông qua ứng dụng, du khách có thể hướng điện thoại của mình về nơi chỉ định và thấy nó xuất hiện.

Sự tiến bộ này không chỉ mở ra một chân trời mới cho việc nghiên cứu lịch sử mà còn là một ví dụ sáng chói về cách mà AI có thể hỗ trợ và làm giàu thêm cho công việc của các học giả.

Xem thêm: Văn hóa Việt Nam có thật sự ảnh hưởng bởi Trung Quốc?

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...