Alibaba Trung Quốc bất ngờ ra mắt hơn 100 mô hình AI nguồn mở mới

Vào ngày 19/9 vừa qua, Alibaba gây chú ý khi phát hành hơn 100 mô hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở với nhiều khả năng ứng dụng khác nhau. Dường như công ty đang cố gắng tăng cường khả năng công nghệ độc quyền của mình để chạy đua với các ông lớn công nghệ quốc tế. Cùng Techie tìm hiểu chi tiết về sự kiện này!

Các mô hình mới phát hành có tên gọi là Qwen 2.5, được thiết kế để sử dụng trong các ứng dụng và lĩnh vực từ ô tô đến trò chơi, nghiên cứu khoa học. Chúng còn có khả năng mạnh mẽ về toán học và mã hóa.

Alibaba là công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc
Công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc

Công ty đang tìm cách tăng cường cạnh tranh với các đối thủ trong nước như Baidu và Huawei, cũng như theo kịp bước tiến của những gã khổng lồ của Hoa Kỳ là Microsoft và OpenAI.

Các mô hình AI này được đào tạo trên lượng dữ liệu khổng lồ. Chúng có khả năng hiểu các prompt để tạo ra văn bản và hình ảnh. Để gia tăng số lượng người dùng, Alibaba đã chọn xây dựng mô hình dựa trên mã nguồn mở để bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng truy cập. Sự tiện lợi này có thể giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí vì không phải đào tạo mô hình theo hệ thống riêng.

Gã khổng lồ thương mại điện tử này lần đầu tiên ra mắt mô hình Tongyi Qianwen vào năm ngoái. Kể từ đó, họ đã phát hành các phiên bản cải tiến và cho đến nay, các mô hình nguồn mở này đã đạt được hơn 40 triệu lượt tải xuống.

Bên cạnh đó, Alibaba cũng không ngừng nâng cấp dòng sản phẩm cao cấp độc quyền của mình là Qwen-Max. Phiên bản mới nhất, Qwen Max 2.5-Max, được đánh giá là đã vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký như Meta Llama và GPT-4 của OpenAI trong một số bài kiểm tra về khả năng lý luận và hiểu ngôn ngữ tự nhiên. Thay vì mã nguồn mở, Alibaba tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và tận dụng tối đa sức mạnh của AI tiên tiến này.

Ra mắt công cụ chuyển văn bản thành video

Một trong số những mô hình nổi bật nhất phải kể đến công cụ chuyển văn bản thành video. Công cụ này cho phép người dùng nhập yêu cầu của mình và AI sẽ tạo video dựa trên yêu cầu đó. Công cụ này có tính năng tương tự như Sora của OpenAI .

Eddie Wu, CEO của Alibaba, cho biết: “Alibaba Cloud đang đầu tư với cường độ chưa từng có vào hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ AI cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu của mình”. Trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng và nhu cầu tiêu dùng đi xuống tại Trung Quốc, Alibaba cố gắng thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.

Eddie Wu CEO của Alibaba
Eddie Wu đã tạo ra những thay đổi mang tính lịch sử cho công ty

Dù là một trong những công ty điện toán đám mây lớn nhất tại Trung Quốc nhưng trên trường quốc tế, Alibaba vẫn bị bỏ lại so với Amazon và Microsoft. Công ty đang hy vọng rằng các dịch vụ AI mới nhất của mình có thể thu hút khách hàng trong và ngoài Trung Quốc đăng ký dịch vụ đám mây của mình.

>> Xem thêm: Sony ra mắt PlayStation 5 Pro mạnh mẽ và nhanh hơn – giá cũng “đắt xắt ra miếng”

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...