Sự Thật Ít Ai Biết Về Mối Quan Hệ Đầy Sóng Gió Giữa Nike và Onitsuka Tiger

Thương hiệu giày thể thao không chỉ nổi bật nhờ thiết kế hay chất lượng, mà còn bởi những câu chuyện thú vị phía sau chúng. Hãy cùng Techie khám phá câu chuyện về mối quan hệ giữa Nike và Onitsuka Tiger – một mối quan hệ đã định hình ngành công nghiệp giày sneaker như chúng ta biết ngày nay.

Phil Knight và Tầm Nhìn về Giày Thể Thao Nhật Bản

Phil Knight, nhà sáng lập Nike thời trẻ
Phil Knight, nhà sáng lập Nike thời trẻ

Phil Knight, nhà sáng lập Nike, đã chú ý đến giày thể thao Nhật Bản từ khi còn là sinh viên. Khi còn học tại Đại học Oregon, ông đã là một chàng sinh viên với niềm đam mê thể thao. Sau đó, Knight tiếp tục học tại Trường Kinh doanh Stanford danh tiếng, nơi ông viết luận văn với chủ đề: “Liệu giày thể thao Nhật Bản có thể cạnh tranh với các thương hiệu Đức không?”. Từ rất sớm, ông đã nhận ra tiềm năng của giày thể thao Nhật Bản nhờ công nghệ tiên tiến và chi phí sản xuất thấp, cảm thấy chúng có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Cuộc Gặp Gỡ Giữa Nike và Onitsuka Tiger

2 đôi giày này không "tự nhiên" mà có thiết kế giống nhau
2 đôi giày này không “tự nhiên” mà có thiết kế giống nhau

Vào tháng 11 năm 1962, Kihachiro Onitsuka, nhà sáng lập Onitsuka Tiger (nay là ASICS), đã gặp Phil Knight khi Knight ghé thăm Nhật Bản trong chuyến du lịch sau khi tốt nghiệp. Ấn tượng với chất lượng và giá cả hợp lý của giày Onitsuka Tiger, Knight đã liên hệ trực tiếp với ông Onitsuka và nhanh chóng được chấp nhận trở thành nhà phân phối giày tại khu vực phía tây Hoa Kỳ.

Kihachiro Onitsuka sau này chia sẻ rằng, ông nhìn thấy hình ảnh của chính mình khi Knight, một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết, khao khát khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Chính điều này đã khiến ông quyết định trao cơ hội cho Knight làm nhà phân phối, mặc dù lúc đó Knight chỉ mới 24 tuổi, còn ông Onitsuka đã 44 tuổi.

Khởi Đầu Khó Khăn của Phil Knight

Blue Ribbon Sports onitsuka tiger nike
Cửa hàng của Blue Ribbon Sports ngày sơ khai

Sau khi trở về Mỹ, Phil Knight thành lập công ty Blue Ribbon Sports (BRS) cùng với huấn luyện viên cũ Bill Bowerman vào năm 1964. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, BRS không có cửa hàng riêng mà chỉ bán giày từ thùng xe hơi. Knight gặp nhiều khó khăn và không đủ chi phí để duy trì công ty từ doanh số bán hàng.

Mãi đến năm 1966, cửa hàng đầu tiên tại Santa Monica được mở và công việc kinh doanh bắt đầu khởi sắc vào năm 1969. BRS không chỉ dừng lại ở vai trò nhà phân phối, mà còn hợp tác chặt chẽ với Onitsuka để đề xuất những cải tiến về thiết kế và chức năng phù hợp với thị trường Mỹ. Tuy nhiên, mối quan hệ này sau đó đã gặp phải nhiều xung đột.

Hành Trình Bán Được 1,000 Đôi Giày Đầu Tiên

Bill Bowerman là cái tên rất được tin tưởng trong bộ môn điền kinh lúc bấy giờ
Bill Bowerman là cái tên rất được tin tưởng trong bộ môn điền kinh lúc bấy giờ

Phil Knight, nhà sáng lập Nike, đã phải dựa vào huấn luyện viên của mình tại Đại học Oregon, Bill Bowerman, để giúp bán những đôi giày Tiger nhập khẩu đầu tiên. Bill không chỉ là một huấn luyện viên điền kinh bình thường mà còn rất đam mê cải tiến giày dép cho các vận động viên nhằm mang lại lợi thế trong thi đấu.

Phil tin rằng nếu có ai trên thế giới đủ khả năng đánh giá chất lượng của giày Tiger thì đó chính là Bill. Sau khi nhận được lô giày 12 đôi, việc đầu tiên mà Phil làm là tặng hai đôi cho Bill. Ngay sau khi thử, Bill yêu thích đến mức mua hầu hết số giày còn lại cho đội tuyển của mình. Không chỉ dừng lại ở đó, Bill còn đồng ý trở thành đối tác với Phil với tỷ lệ 49/51, trở thành người đồng sáng lập thứ hai và cũng là cuối cùng của Nike.

Phil chia sẻ chiến lược bán hàng của mình: “Chiến lược bán hàng của tôi rất đơn giản, và tôi nghĩ rằng nó khá thông minh. Sau khi bị từ chối bởi vài cửa hàng dụng cụ thể thao, tôi lái xe khắp Tây Bắc Thái Bình Dương, đến các cuộc thi điền kinh. Giữa các cuộc đua, tôi nói chuyện với các huấn luyện viên, vận động viên và người hâm mộ, rồi giới thiệu giày của mình. Phản ứng luôn giống nhau: tôi không kịp ghi đơn hàng.”

Sau khi khai thác hết các sự kiện điền kinh ở Portland, Phil mở rộng địa bàn bán hàng sang California. Tuy nhiên, việc này gặp trở ngại vì anh không đủ tiền để bay đến California mỗi tuần, do toàn bộ vốn đã bị giam trong hàng tồn kho.

Để giải quyết vấn đề, Phil mặc đồng phục quân đội (lúc này anh đang phục vụ trong lực lượng dự bị), và nhờ vậy được phép lên các chuyến bay quân sự miễn phí đến San Francisco hoặc Los Angeles để đạt đưa con số 1000 đôi đầu tiên.

Chấm Dứt Hợp Tác và Sự Ra Đời Của Thương Hiệu Nike

các đời logo của nike
Logo Nike thường được gọi với tên là “biểu tượng Swoosh”, là một trong những hình ảnh nhận diện thương hiệu đơn giản nhưng hiệu quả bậc nhất trên thế giới.

Với mong muốn phát triển thương hiệu riêng, Phil Knight và Bill Bowerman bắt đầu chuẩn bị cho việc sản xuất giày riêng của họ sau khi hợp đồng với Onitsuka kết thúc. Họ đã hợp tác với Công ty Asahi ở Fukuoka (sau này trở thành Bridgestone) để sản xuất giày. Năm 1971, đôi giày mang biểu tượng “swoosh” của thương hiệu Nike chính thức ra mắt, đánh dấu bước ngoặt lớn.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa BRS và Onitsuka không kết thúc trong hòa bình. Hai công ty tranh chấp quyền sở hữu thiết kế của mẫu giày Cortez nổi tiếng, dẫn đến việc BRS kiện Onitsuka. Cuối cùng, Onitsuka phải chi trả hơn 100 triệu yên tiền phí pháp lý và dàn xếp, và tên giày Cortez cũng được đổi thành Tiger Corsair.

Kihachiro Onitsuka, nhà sáng lập Onitsuka Tiger (nay là ASICS), sau đó chia sẻ trong hồi ký của mình rằng ông cảm thấy bị phản bội bởi các hành vi kinh doanh của BRS, điều này khác xa với giá trị truyền thống của người Nhật. Ông nhớ lại rằng, mặc dù việc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài là một trải nghiệm quý báu, nhưng chi phí tài chính phải trả quá lớn. Ông cũng bày tỏ cảm xúc phức tạp về sự phát triển nhanh chóng của Nike, cảm giác khó có thể diễn tả thành lời.

Di Sản Của Hai Huyền Thoại

Dòng Mexíco 66 đã tạo làn sóng trending suốt năm 2022
Dòng Mexíco 66 đã tạo làn sóng trending suốt năm 2022

Mặc dù đã xảy ra những tranh chấp, mối quan hệ giữa Nike và Onitsuka Tiger đã để lại dấu ấn sâu sắc trong ngành công nghiệp giày thể thao. Mối quan hệ giữa hai nhà sáng lập – Phil Knight và Kihachiro Onitsuka – chính là khởi đầu cho một thời kỳ mới, nơi các thương hiệu thể thao vượt qua sự thống trị của các thương hiệu Đức như Adidas và Puma, tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành giày thể thao.

Xem thêm: Black Myth: Wukong trở thành niềm tự hào của làng Game Châu Á

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...