AI với con người, “ai” xin lỗi tốt hơn?

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi mở lời xin lỗi, AI có thể giúp bạn soạn ra hàng loạt lời lẽ để gửi tới đối phương. Nhưng liệu lời xin lỗi của AI có đủ chân thành để “chạm” tới người nhận? Để trả lời cho câu hỏi trên, hãy cùng Techie tìm hiểu nội dung sau đây nhé!

Điều gì làm nên một lời xin lỗi tốt?

Lời xin lỗi không chỉ là những lời nói đơn thuần, mà nó còn có thể khơi gợi nỗi đau tinh thần, hoặc chạm tới cảm xúc của người nhận. 

Một quan điểm phần lớn chúng ta đều đồng tình về AI, đó là các chatbot thường không hoạt động tốt trong những tình huống đòi hỏi trí tuệ xã hội, khả năng hiểu hành động và cảm xúc của người khác. 

AI có thể giúp các bác sỹ X-quang phát hiện ung thư, sáng tác văn thơ và thậm chí là đã bắt đầu giải mã ngôn ngữ động vật. Nhưng đối với nhiều người trong chúng ta, bất kỳ nhiệm vụ nào liên quan đến sự đồng cảm đều cần có tính chất ở con người một cách bẩm sinh. Do đó, lời xin lỗi – thứ đòi hỏi cảm xúc – có lẽ là điều mà chatbot còn thiếu sót.

Dẫu vậy, một số nhà nghiên cứu đã đặt đào tạo để AI có thể nhận thức và phản ứng với các tình huống xã hội. Christos Papadimitriou, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Columbia, lý luận: “Nếu bạn đọc Chiến tranh và Hòa bình, bạn sẽ học được điều gì đó về cảm xúc. Vì vậy, không có lý do nào để nói rằng đây là thứ AI không thể học được. Trí thông minh xã hội là thứ mà AI có thể bắt chước ở một mức độ nhất định”.

AI học xin lỗi
Các nguyên tắc cơ bản của một lời xin lỗi tốt có thể dễ dàng được AI nắm vững

Mặt khác, trên thực tế, một lời xin lỗi cũng không nhất thiết đòi hỏi sự đồng cảm. Ví dụ, một số người dù không quan tâm đến cảm xúc của đối phương, họ vẫn có thể bắt chước người khác để cư xử trong các tình huống xã hội.

Năm 2014, hai nhà xã hội học là Janet Ruane và Karen Cerulo đã tiến hành nghiên cứu 183 lời xin lỗi của những người nổi tiếng. Họ đã chia những lời xin lỗi này thành nhiều thành phần khác nhau và phân tích phản ứng của công chúng. Kết quả, hóa ra lời xin lỗi cũng có công thức. Đó là, lời xin lỗi ngắn gọn có hiệu quả hơn. 

“Ít giải thích về hành vi gây lỗi sẽ có tác dụng hơn – ngược lại, nó sẽ bị coi là lời biện minh”. Sau đó, người xin lỗi cần kết thúc vằng việc bồi thường, lời hứa hoặc đưa ra kế hoạch để giải quyết ổn thỏa vấn đề. 

Vậy thì, nếu lời xin lỗi mang công thức, thì đây rõ ràng là thứ AI có thể học được. Để khám phá sâu hơn chủ đề này, các nhà nghiên cứu đã tạo tình huống để so sánh khả năng xin lỗi giữa con người và chat bot.

AI hay con người xin lỗi tốt hơn?

Trong tình huống nghiên cứu, các chuyên gia về AI đã yêu cầu người tham gia chấm điểm về mức độ chân thành của lời xin lỗi theo thang điểm từ 1 đến 5. Không một mô hình nào được điểm cao. ChatGPT đạt điểm trung bình là 1.6; Google Gemini được chấm điểm 2; còn lời xin lỗi thật sự của con người (sau đây sẽ tạm gọi là người A và người B) lần lượt được chấm ở mức 1.4 và 2.27 điểm.

Tuy nhiên, khi yêu cầu người tham gia đánh giá mức độ chấp nhận lời xin lỗi, số điểm cho thấy lại rất khác nhau. Trong khi ChatGPT giành chiến thắng với số điểm 3.6; người A và Gemini đồng hạng 3.1 điểm. Còn người B xếp hạng thứ hai với 3.55 điểm. 

AI học xin lỗi
Nhóm nghiên cứu đã tạo tình huống tương tác trong game giữa chatbot và người chơi

Khi nhóm nghiên cứu tạo tình huống để cho người tham gia nghiên cứu có cơ hội “trả thù”, Gemini của Google có kết quả tệ nhất, với tỷ lệ bị trả thù là 100%; người A là 30%, người B 9%. Nổi bật là ChatGPT khi không bị bất kỳ người tham gia tình huống nào trả thù chatbot này. 

Mặc dù quy mô của nghiên cứu chưa đủ để đưa ra kết luận một cách tổng quan, nhưng có thể thấy AI có thể làm tốt lời xin lỗi. Eaton, đại diện cho nhóm nghiên cứu nói: “Điều làm tôi ngạc nhiên là AI có thể xin lỗi tốt đến như vậy, đặc biệt là ChatGPT. Nó làm mọi thứ đúng. Nó thể hiện sự hối tiếc, trách nhiệm, hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn…”

Vậy chúng ta có nên sử dụng ChatGPT để nói lời xin lỗi không?

Theo các chuyên gia, AI hoàn toàn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên chỉ trong một số tình huống đã được đào tạo. Còn đối với các tình huống phức tạp, và đặc biệt là vượt ngoài phạm vi của chữ viết, cỗ máy này có thể gặp khó khăn.

Dù sao đi nữa, các sắc thái cảm xúc của con người là thứ khó có thể được phản ánh đầy đủ qua ngôn ngữ. Điều đó có nghĩa là, ChatGPT ít nhất chưa thể giải quyết những rắc rối trong các mối quan hệ hằng ngày của bạn. Nếu bạn sử dụng AI để thay thế, thì nó sẽ không hiệu quả. Nhưng nếu bạn dùng nó để tăng tính hiệu quả hơn, thì lại là một câu chuyện khác. Các mô hình AI đôi khi có thể đưa ra gợi ý ngớ ngẩn, song nó lại giúp bạn tự hỏi mình những điều hữu ích. Để từ đó, giúp bạn tìm ra được điều gì là quan trọng.

Cuối cùng, một lời xin lỗi cần sự chân thành. Hãy làm nó từ con tim.

>>Xem thêm: Thực hư chuyện ứng cử viên AI đang tranh cử vào Quốc hội ở Anh?

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...