Squid Game: The Challenge – Tưởng không hay nhưng hay không tưởng
Chương trình truyền hình thực tế dựa trên series phim nổi tiếng, Squid Game, cuối cùng cũng đã ra mắt! Squid Game: The Challenge có thể là gameshow thực tế lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của 456 người chơi đến từ khắp nơi trên thế giới. Cùng Techie tìm hiểu nhé!
Lội ngược dòng
Khi được công bố, “Squid Game: The Challenge” của Netflix đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội. Các nhà phê bình không ủng hộ ý tưởng truyền bá hình ảnh thí sinh theo đuổi đồng tiền nên phải liều mình tham gia chương trình, tại đây lại có nhiều trò chơi tuổi thơ bị bóp méo theo hướng bạo lực.
Nhưng bây giờ, khi chương trình đã ra mắt năm tập đầu tiên, “Squid Game: The Challenge” đã nhận được sự quan tâm và yêu mến từ người xem. Vào ngày 24/11, ngay sau khi được phát sóng, chương trình này đã vọt lên vị trí số một tại 87 quốc gia.
Tiền thưởng cực lớn
Đây cũng là chương trình có “giải thưởng tiền mặt lớn nhất trong lịch sử chương trình truyền hình thực tế”. Trước đó, các chương trình thực tế ở Mỹ như “Survivor”, “America’s Got Talent” hay “The Amazing Race” có mức thưởng khoảng 1 triệu USD.
456 người chơi tranh giành 4,56 triệu USD đến từ khắp nơi trên thế giới, và đều nói tiếng Anh. Trải dài các độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất là người chơi không phải đối mặt với cái chết. Netflix đã lưu ý ngay từ đầu rằng “Dù thắng hay thua, tất cả người chơi đều sẽ không phải chịu bất kỳ ảnh hưởng gì lên sức khoẻ”.
Drama bùng nổ
Nhưng mới vào tuần trước, đã có 2 người chơi lên tiếng rằng đang cân nhắc kiện Netflix và nhà sản xuất chương trình vì những chấn thương họ gặp phải trong quá trình quay phim. Theo đó, 2 người chơi đã bị hạ thân nhiệt và tổn thương thần kinh khi quay phim ở Anh. Các thí sinh cho rằng Netflix bắt họ quay trò “đèn đỏ, đèn xanh” tại căn cứ cũ của Không quân Anh, khi nhiệt độ giảm mạnh xuống âm 3 độ C là không đảm bảo sức khoẻ.
Tờ Hollywood Reporter cho rằng Squid Game là ví dụ điển hình cho sự xem thường tính người của chủ nghĩa tư bản. Và Gameshow Squid Game đã dựa trên những khía cạnh trò chơi giải trí hời hợt mà quên đi giá trị đạo đức mà phiên bản gốc muốn truyền tải. Phản bác lại quan điểm trên, Giám đốc sản xuất Gameshow cho biết chương trình này sinh ra để tạo cơ hội cho nhiều người: “Chúng tôi đang trao cho họ cơ hội để kiếm số tiền lớn, tạo ra động lực”.
Xem thêm: Vì sao ‘The Marvels’ lại trở thành quả bom xịt của MCU?