Thái độ của người Mỹ đối với trí tuệ nhân tạo (AI): Lo nhiều hơn vui
Khảo sát gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew đã cho thấy một sự thật khá nghịch lý. Đó là, có khá ít người Mỹ nghĩ rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ảnh hưởng đáng kể đến công việc của họ. Nhưng đồng thời, họ cũng lo ngại trước sự phát triển của công nghệ này. Hãy cùng Techie tìm hiểu cụ thể hơn qua nội dung sau đây!
Cụ thể, theo Trung tâm nghiên cứu Pew (Washington, D.C.), có hơn một nửa người Mỹ (52%) cảm thấy lo lắng hơn là phấn khích về việc tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo. Con số này đã cao hơn 14% so với khảo sát ở thời điểm tháng 12/2022.
“14% trong vòng 8 tháng thật sự là một sự thay đổi đáng chú ý.” – Alec Tyson, Giám đốc phụ trách Nghiên cứu của Pew nói.
Mặc dù vậy, trong nghiên cứu trên 5000 người đã biết về ChatGPT, Pew cũng phát hiện ra rằng 5 trong 8 người Mỹ tin rằng các chatbot AI sẽ không ảnh hưởng đến công việc của họ, hoặc chỉ gây ra tác động nhỏ.
“Có vẻ như 2 cuộc khảo sát này cung cấp kết quả trái ngược nhau. Hầu hết mọi người dường như không lo lắng về công việc cụ thể của họ, nhưng người Mỹ nói chung đang lo lắng về tác động rộng lớn của trí tuệ nhân tạo đối với xã hội”. Greg Sterling – Giám đốc sáng lập của trang Near Media nhận định.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra nghịch lý này?
Truyền thông tiêu cực
Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, phương tiện truyền thông đã góp phần không nhỏ trong việc kích thích sự lo lắng về trí tuệ nhân tạo. Bởi, “bản chất của việc báo chí tập trung vào các khía cạnh của một sản phẩm tạo ra sự tranh cãi”, do đó các bài viết có xu hướng nói về rủi ro hơn là lợi ích.
Mặt khác, trong tiểu thuyết và phim ảnh, nhiều nhà biên kịch và nhà văn cũng xây dựng những tác phẩm tưởng tượng của họ về thảm họa trí tuệ nhân tạo. Và đây là cách dẫn đến những nhận thức sai lầm.
Thông thường những lo ngại của mọi người về công nghệ sẽ giảm nhanh khi người ta trở nên quen thuộc với nó. Nhưng với công nghệ AI thì sao?
Sự quen thuộc có làm giảm mối lo lắng?
Có vẻ, điều này đã không đúng với công nghệ AI. Theo Pew, khoảng 90% công chúng đã nghe nói về trí tuệ nhân tạo – đó là một con số không hề nhỏ. Kết quả của Pew cũng cho thấy, sự quan tâm về AI đang gia tăng theo thời gian.
Nhưng dù AI đã trở nên quen thuộc hơn, người ta vẫn không ngừng lo ngại. Và lý do là vì mọi người cảm thấy trí tuệ nhân tạo đã liên tục thay đổi qua các năm. Đúng là thuật ngữ “AI” đã cũ, nhưng công nghệ là mới. Ít ra đó là cách nhiều người cảm nhận. Tyson nói.
“Không ai hỏi người tiêu dùng về ý kiến của họ đối với các mô hình ngôn ngữ lớn vài năm trước”, ông nói. “Khi cuộc khảo sát hỏi người tiêu dùng về trí tuệ nhân tạo vào năm 2021, họ đang nghĩ về các công nghệ hoàn toàn khác.”
Mối đe dọa về quyền riêng tư
Mặc dù có sự gia tăng về việc sử dụng các công cụ AI trong cuộc sống hằng ngày, nhưng 53% người Mỹ tin rằng AI gây hại nhiều hơn là giúp ích, đặc biệt là đối với thông tin cá nhân của họ.
Vốn dĩ, các nền tảng như ứng dụng, mạng xã hội… đã có “văn hóa giám sát” người dùng. Người ta lo ngại rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cho việc lập hồ sơ dữ liệu cá nhân và sự giám sát trở nên mạnh mẽ hơn. Công nghệ nhận diện khuôn mặt là một ví dụ đơn cử.
Vì những lý do trên, nhiều người Mỹ có xu hướng ủng hộ mạnh mẽ cho việc Chính phủ của họ kiểm soát trí tuệ nhân tạo. 67% người khảo sát đã bày tỏ lo ngại rằng Chính phủ sẽ không đi đủ xa trong việc quy định việc sử dụng chatbot.
Trong khi đó, giám đốc Near Media là Sterling lo ngại rằng sự hiểu lầm về trí tuệ nhân tạo của người dân có thể khiến cho Mỹ bị tụt hậu so với Trung Quốc trong việc ứng dụng hiệu quả công cụ này.
>>Xem thêm: Ứng dụng Temu của Trung Quốc: rẻ và gây nghiện đến mức tranh cãi