Thai nhi thừa hưởng gen keo kiệt từ cha?
Các nhà khoa học phát hiện thai nhi thừa hưởng gen IGF2 – “gen keo kiệt” từ cha, mở ra góc nhìn thú vị vào “cuộc chiến vô hình” giành chất dinh dưỡng giữa thai nhi và mẹ trong quá trình mang thai. Cùng Techie tìm hiểu nhé!
Theo các nhà khoa học từ Đại học Cambridge, thai nhi thừa hưởng một loại gen đặc biệt từ cha mình, được gọi là gen IGF2. Hàm lượng dưỡng chất được chia sẻ giữa mẹ và em bé được quyết định một phần bởi gen đứa con. Trong đó, gen IGF2 có nhiệm vụ là để buộc người mẹ phải phát ra nhiều dưỡng chất hơn trong thời kỳ mang thai.
Theo ông Miguel Constancia của Viện Khoa học Metabolic Wellcome-MRC, loại gen này chỉ được thừa hưởng từ người cha, cho phép đứa con chưa chào đời đã có thể gửi các tín hiệu đòi hỏi đến người mẹ. IGF2 sẽ có xu hướng thao túng tài nguyên của mẹ vì lợi ích của thai nhi, để bầu thai phát triển khỏe mạnh hơn.
Gen của người cha thường thúc đẩy sự phát triển của thai nhi – trong khi gen của người mẹ thì không bằng. Người mẹ cũng cần lượng glucose và chất béo có khi nhiều hơn hẳn thai nhi vì đó chính là nguồn lực để cô ấy có sức để sinh con, cho con bú. Không chỉ vậy – việc hạn chế chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng làm việc sinh đẻ dễ dàng hơn vì lúc này em bé không quá lớn.
Trong 1 thí nghiệm, các nhà khoa học đã thử xoá gen IGF2 trong nhau thai. Từ đó thấy rằng cơ thể người mẹ sẽ không biết được thông tin dinh dưỡng mà bầu thai đang cần là bao nhiêu, từ đó không sản xuất đủ protein cho việc phát triển gan và não của bé. Vì thế, khi xoá đi gen IGF2 thì người mẹ sẽ không sản xuất đủ protein và thai nhi sẽ không thể phát triển tốt được.
Nghiên cứu này đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về việc tại sao các em bé có khuyết tật về gen này thường sẽ rơi vào 2 trường hợp là quá phát triển (overgrown) hoặc chưa phát triển đủ (growth-stunted). Trong tương lai, họ hy vọng rằng các kết quả này có thể giúp họ phát triển cách tiếp cận nhau thai để cải thiện sức khỏe của mẹ và bé.
Xem thêm: “Mặt phải” của công nghệ đối với sức khỏe tinh thần