Đọc ngay TOP những chứng chỉ IT đáng giá nhất trong ngành công nghệ
Trong bối cảnh ngành công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển và vượt trội kéo theo nhu cầu tuyển dụng trong ngành cũng tăng theo. Các công ty công nghệ đang tìm kiếm những người có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn phong phú. Do đó, nếu bạn sở hữu các chứng chỉ IT sẽ làm tăng giá trị bản thân và dễ dàng được làm việc tại các doanh nghiệp lớn với mức lương cao. Cùng Techie khám phá Top những chứng chỉ IT đáng giá nhất trong ngành dưới đây nhé!
1. Chứng chỉ IT – Google Certified Professional Cloud Architect
Google Certified Professional Cloud Architect là Chứng chỉ Kiến trúc sư Đám mây Chuyên nghiệp do Google chứng nhận. Đây là chứng chỉ IT chuyên về giải pháp tổng thể trên Google Cloud.
Chứng chỉ này sẽ dạy bạn về kiến trúc hệ thống của nền tảng đám mây, giúp bạn trở thành chuyên gia thiết kế giải pháp Cloud đảm bảo tính bảo mật, tuân thủ và phân tích quy trình kinh doanh. Và chứng nhận này chứng minh rằng bạn có các kỹ năng cần thiết để thiết kế, phát triển và quản lý kiến trúc đám mây của Google bằng cách sử dụng các công nghệ GCP.
Bạn cần phải có kiến thức về cả cơ sở hạ tầng Đám mây và On-premise, network, security, chi phí… để đạt được Google Certified Professional Cloud Architect. Điều này sẽ giúp bạn thiết kế các giải pháp phù hợp với từng trường hợp sử dụng cụ thể.
Google Certified Professional Cloud Architect được Google chứng nhận là chứng chỉ IT có giá trị thể hiện kiến thức chuyên môn của bạn về điện toán đám mây. Chứng nhận này sẽ giúp bạn tăng cơ hội được tuyển dụng bởi các công ty công nghệ lớn.
2. AWS Certified Solutions Architect-Associate
AWS Certified Solutions Architect – Associate dành cho những người muốn trở thành kiến trúc sư giải pháp và có kinh nghiệm sử dụng AWS và hiểu cách triển khai, quản lý và vận hành khối lượng công việc trên AWS. Bạn nên có một số kiến thức về Khung kiến trúc tối ưu AWS, mạng, bảo mật và cơ sở hạ tầng toàn cầu, đồng thời có thể xác định dịch vụ AWS nào đáp ứng một thông số kỹ thuật nhất định và để xác định các yêu cầu kỹ thuật cho một ứng dụng dựa trên AWS.
Đây là một trong những chứng chỉ điện toán đám mây phổ biến nhất của Amazon. Chứng chỉ IT này được dùng rộng rãi trong các công ty ở mọi quy mô lớn và nhỏ, giúp bạn thiết kế và triển khai các hệ thống có thể mở rộng trên AWS một cách hiệu quả và an toàn.
AWS Certified Solutions Architect là một trong những chứng chỉ AWS của Amazon về lĩnh vực IT phổ biến nhất mà bạn có thể kiếm được. Theo PayScale, những người đạt AWS Certified Solutions Architect kiếm được trung bình 113.000 USD mỗi năm.
3. Chứng chỉ IT AWS Certified Cloud Practitioner
AWS Certified Cloud Practitioner là chứng chỉ IT về kỹ năng đám mây của công ty Amazon, dành cho những người có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thể hiện sự hiểu biết về AWS Cloud, độc lập với các vai trò kỹ thuật cụ thể được chứng nhận bởi các chứng chỉ khác.
Kỳ thi AWS Certified Cloud Practitioner dành cho bất kỳ ai có hiểu biết cơ bản về nền tảng AWS. Trước đó, bạn phải có sáu tháng làm việc với Đám mây AWS và có hiểu biết cơ bản về các dịch vụ CNTT cũng như cách sử dụng chúng trên nền tảng Đám mây AWS. Kiến thức về các dịch vụ AWS cốt lõi và các trường hợp sử dụng cũng là bắt buộc phải biết.
AWS Certified Cloud Practitioner là một cách để chứng tỏ rằng bạn có nhiều kinh nghiệm với điện toán đám mây và bạn đủ điều kiện để làm việc trong lĩnh vực này. Nó cũng có khả năng giúp bạn tìm được một công việc được trả lương cao hơn trong ngành CNTT này.
4. Chứng chỉ IT CISM
Chứng chỉ IT quản lý bảo mật thông tin CISM hay còn được biết đến là Certified Information Security Manager. CISM do một hiệp hội nghề nghiệp quốc tế tập trung vào quản trị CNTT ISACA cấp. CISM tập trung vào cách làm việc, bảo mật và bảo vệ dữ liệu của bạn, cũng như cách phát triển, tích hợp và duy trì chương trình bảo mật dựa theo mô hình tổng thể.
CISM được thiết kế cho các chuyên gia quản lý bảo mật thông tin (IS Professional level). Đạt được CISM sẽ cho thấy họ thành thạo về quản lý rủi ro bảo mật, quản trị, quản lý và phát triển chương trình cũng như quản lý và xử lý sự cố.
CISM khuyến nghị người học có kinh nghiệm trong IS hoặc bảo mật IT và có quan điểm về quản lý. Quá trình học CISM sẽ bao gồm 4 lĩnh vực: Quản trị bảo mật thông tin, Quản trị rủi ro thông tin, Quản lý và phát triển chương trình bảo mật thông tin và Quản lý sự cố bảo mật.
5. CRISC
Chứng nhận kiểm soát rủi ro và an ninh CNTT hay còn được gọi là CRISC (Certified Risk and Information Systems Control). CRISC do một Hiệp hội kiểm toán và kiểm soát hệ thống thông tin ISACA cấp, được thiết kế cho các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực bảo mật CNTT. CRISC là một trong những chứng chỉ IT được đánh giá cao nhất trong ngành công nghiệp đổi mới và nó tập trung vào đánh giá rủi ro cho các hệ thống CNTT.
Kỳ thi để đạt CRISC bao gồm 4 phần chính: Nhận dạng rủi ro CNTT, Đánh giá rủi ro, Ứng phó Giảm thiểu thiệt hại, Giám sát và Báo cáo rủi ro.
CRISC giúp xác định các chiến lược quản lý rủi ro CNTT giúp hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh. Phân tích và đánh giá rủi ro về IT nhằm xác định khả năng và các tác động lên mục tiêu kinh doanh để cho phép việc ra quyết định dựa trên rủi ro. CRISC cũng xem xét các lựa chọn và đánh giá sự tiện lợi và hiệu quả của chúng. Cuối cùng, nó theo dõi, báo cáo về rủi ro và kiểm soát rủi ro cho các cổ đông để đảm bảo rằng các chiến lược quản lý rủi ro có hiệu quả.
Nhưng để đạt được điều kiện thi lấy chứng chỉ IT CRISC, bạn cần có ít nhất ba năm kinh nghiệm quản lý rủi ro bảo mật. Kỳ thi thường được tổ chức vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.
Kết luận
Chứng chỉ IT sẽ mang lại kỹ năng nâng cao của bản thân trong lĩnh vực này công nghệ và giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Vì vậy, hãy đảm bảo việc học tập để lấy các chứng chỉ IT bạn muốn, đặt mục tiêu cho bản thân và tích lũy kiến thức và kỹ năng cần thiết nhé!
>>> Đọc thêm: Chi tiết về công việc Quản lý dự án trong ngành IT