ITforDummies: Giải ngố thuật ngữ IT – Session và Cookie

Tuy là các khái niệm thường gặp, đều dùng để chỉ các dữ liệu hỗ trợ quá trình truy cập website, Session và Cookie vẫn còn khá “mập mờ” với dân không chuyên. Để Techie “giải ngố” và giúp bạn phân biệt Session và Cookie nhé!

#ITforDummies là chuỗi bài viết dành cho những người “nhập môn” IT, cung cấp kiến thức cho độc giả không chuyên về quy trình và công việc của các dự án công nghệ. Nhấp vào đây để đọc các bài viết về series này.

Session là gì?

Đây là cách gọi khác của một phiên làm việc. Một session được tính bắt đầu từ khi user (người dùng) gửi request (yêu cầu thực hiện một thao tác nào đó) đến server (máy chủ). Session sẽ không tự động kết thúc khi bạn di chuyển giữa các trang khác nhau của một ứng dụng/ nền tảng. Một session chỉ chính thức kết thúc khi timeout (hết thời gian) hoặc khi đóng ứng dụng/ nền tảng. Trong mỗi phiên làm việc, các dữ liệu/ giá trị của session được lưu tạm thời trên server, từ đó giúp hệ thống đưa ra những quyết định về quyền hạn hoặc tuỳ chọn riêng tuỳ thuộc vào từng user.

Mỗi session sẽ được cung cấp một mã định danh duy nhất, gọi là SessionID. Khi truy cập lại vào nền tảng/ ứng dụng sau khi đã tắt, người dùng sẽ được cấp một SessionID khác với trước đó.

phan-biet-session

Tuy nhiên, thời gian tối đa cho từng session lại khác nhau, tuỳ thuộc vào nhà phát triển. Với Google Analytics, mỗi Session sẽ hết hạn sau 30 phút. Nghĩa là sau 30 phút ở trên trang, người dùng không thực hiện bất kì tương tác nào cụ thể, session sẽ kết thúc. Nếu người dùng quay trở lại trang sau khoảng thời gian này, một session mới với một ID mới sẽ được thiết lập.

Tuy con số này ở từng nhà phát triển có thể thay đổi, nhưng có hạn định chung, tối thiểu là 5 phút và tối đa là 1440 phút (cả ngày). 

Ví dụ: Sau khi người dùng đăng nhập và bắt đầu một session, các thông tin về số điện thoại, email, tên…sẽ tạm thời được lưu lại.

Cookie là gì?

Cũng là bộ nhớ, cũng được tạo ra khi người dùng truy cập một website, nhưng Cookie lại được lưu vào bộ nhớ của trình duyệt máy tính khách (client). Cookie được dùng để nhận biết người dùng đang đăng nhập một trang web. Cookie cũng “ghi nhớ” các thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu, cùng với các tuỳ chọn mà người dùng đã thực hiện trong những lần trước đã truy cập trang web đó. Nhờ vào đặc tính này, cookie được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quảng cáo/ tiếp thị, cũng như xây dựng hệ thống đề xuất (recommendation) phù hợp, dựa trên thông tin được ghi lại về tuỳ chọn/ hành vi của người dùng trước đây.

Mỗi cookie thường có khoảng thời gian timeout nhất định, do lập trình viên xác định trước. Theo mặc định, các cookie sẽ có hiệu lực cho đến khi cửa sổ trình duyệt bị tắt. Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng có thể được thiết lập lâu hơn, ví dụ như tiện ích Remember password (Ghi nhớ mật khẩu) của một số trang web.

phan-biet-cookie

Cookie thường được dùng để lưu thông tin giữa nhiều phiên làm việc khác nhau (qua nhiều lần đóng và mở session).

Ví dụ: Khi lần đầu truy cập vào một trang web mua hàng, người dùng chọn một vài sản phẩm và tắt trình duyệt. Hôm sau, khi truy cập lại trang web, các sản phẩm đã chọn vẫn nằm nguyên trong giỏ hàng. Đó là bởi các thông tin mua sắm này đã được ghi nhớ bởi cookie.

Phân biệt giữa Session và Cookie

Session Cookie
Session không được lưu trữ trên trình duyệt. Cookie được lưu trữ trên trình duyệt của người dùng.
Dữ liệu session được lưu trữ ở phía server. Dữ liệu cookie được lưu trữ ở phía client.
Dữ liệu session không dễ dàng sửa đổi vì chúng được lưu trữ ở phía máy chủ. Dữ liệu cookie dễ dàng sửa đổi khi được lưu trữ ở phía client.
Sau khi đóng trình duyệt, session sẽ kết thúc. Dữ liệu cookie có sẵn trong trình duyệt đến khi hết hạn.
Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...