IT for Dummies: Các giai đoạn release sản phẩm

Release sản phẩm không đơn giản là bàn giao kết quả cho khách hàng, mà còn bao gồm rất nhiều công đoạn nhỏ lẻ khác. Vậy quy trình release sản phẩm có các công việc gì cần thực hiện?

#ITforDummies là chuỗi bài viết dành cho những người “nhập môn” IT, cung cấp kiến thức cho độc giả không chuyên về quy trình và công việc của các dự án công nghệ. Nhấp vào đây để đọc các bài viết về series này.

1. Giai đoạn Deployment

Quá trình release sản phẩm bắt đầu bằng giai đoạn Deployment. Đây là việc Engineer hoặc DevOps triển khai một sản phẩm (thường là web) lên một môi trường server cụ thể.

release-san-pham-giai-doan-deployment

2. Giai đoạn Release

Các công việc đội ngũ dự án cần thực hiện để đưa sản phẩm lên hai môi trường Staging và Production. Các thao tác này bao gồm:

  • Viết Release note: Thao tác này thường do Product Owner (PO) thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vị trí còn lại trong team như APO (Associate Product Owner), IT Comtor, Tech Lead, Developer,… cũng có thể là người phụ trách tác vụ này. Nội dung chính được liệt kê trong release note bao gồm release target (những chức năng hay màn hình chính được release), checklist, known issue, development step, rollback step. Release note cũng bổ sung thông tin về thời gian release, version, environment information. Release note nên được gửi cho khách hàng trước thời gian diễn ra quá trình release.
  • Merge Code & Build Code: Merge code là thao tác sáp nhập giữa code cũ (của tính năng có sẵn) và code mới (của tính năng mới). Thao tác thực hiện công đoạn này tương đối phức tạp và thường do Tech Lead hoặc Senior Developer thực hiện. Build source code là quá trình chuyển đổi từ source code (nội dung bằng chữ viết thông thường) thành phiên bản có thể chạy được trên hệ điều hành nhất định.

release-san-pham-giai-doan-release

  • Backup version cũ: Tạo một bản sao từ database gốc trước thời gian deploy version mới, nhằm phục vụ quá trình rollback khi có vấn đề phát sinh.
  • Deploy: Update code (phiên bản đã được merge) và build source để đưa sản phẩm lên môi trường mới.
  • Smoke Test: Quá trình test sơ bộ đối với các chức năng đã được đưa lên môi trường mới, nhằm xác định các chức năng có thể chạy ổn định. Công việc này thường được phụ trách bởi Tester.

3. Giai đoạn Hotfix

Đây là quá trình Developer khắc phục những lỗi ảnh hưởng đến end-user một cách nhanh nhất bằng cách update code trực tiếp ở môi trường Production server.

release-san-pham-giai-doan-hotfix
Thông thường, khách hàng sẽ phát hiện và thông báo lỗi để đội dự án tái hiện và thực hiện fix. Tuy nhiên, việc đốt cháy giai đoạn và sửa trực tiếp trên môi trường Production server sẽ dẫn đến một số rủi ro. Bởi khi fix lỗi trực tiếp, các source code sẽ không được test lại bởi Tester, từ đó có thể dẫn đến lỗi ở một số các chức năng liên quan.

Khám phá thêm
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...