Đây là cách các mô hình kinh doanh E-Learning đang vận hành
Mô hình kinh doanh là kim chỉ nam giúp điều hướng doanh nghiệp E-Learning của bạn phát sinh lợi nhuận. Đây là công cụ giúp bạn vạnh ra lộ trình và giá trị kinh doanh của doanh nghiệp, về lâu về dài là gì. Nhiều mô hình kinh doanh E-Learning đã được sử dụng bởi những doanh nghiệp khác nhau, và đây là những mô hình đã được chứng minh thành công.
#đây là cách là series cung cấp kiến thức cô đọng, trực quan về quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm và xu hướng công nghệ. Nhấp vào đây để xem thêm những bài viết thuộc series #đây là cách
Mô hình Night School
Đây là mô hình kinh doanh lớp học điển hình, nơi mà người học trả phí cho một lần duy nhất để tiếp cận nội dung học. Các khóa học với kiểu mô hình này theo một khung mô hình cố định bao gồm module học, đánh giá, bài tập và kiểm tra để đánh giá trình độ của người học. Vì vậy, ví dụ, nếu bạn đang muốn học Tableau, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
- Tìm khóa học trên các nền tảng như Udemy hay Coursera
- Tham gia học bằng cách trả một khoản phí nhỏ
- Tiếp cận nội dung khoá học
- Trả lời đúng các câu hỏi và hoàn thành khoá học
Mô hình này phù hợp cho những người học đang tìm kiếm một kĩ năng, môn học hay ngôn ngữ cụ thể. Nhiều doanh nghiệp giáo dục trực tuyến sử dụng mô hình này bởi vì nó là biện pháp thay thế phù hợp cho lớp học truyền thống. Với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi đầu, mô hình này còn có ưu thế vượt trội về dòng tiền nhờ vào việc đăng kí định kì và bán các khoá học.
Nhưng mô hình này cũng có những điểm bất cập. Một người học có thể chỉ trả tiền cho một khoá học và không tiếp tục sử dụng mô hình của bạn nữa. Thêm vào đó, nếu bạn muốn tập trung vào một vài chủ đề cụ thể, bạn cần phải xây dựng từng khoá học với nội dung cụ thể, và việc này sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
Mô hình Academy
Đây là mô hình đăng ký, đây là nền tảng mà eLearning hoạt động như một trường học trực tuyến. Một mô hình trường học online thường khuyến khích học sinh học và phát triển nhiều kĩ năng và cung cấp thư viện các khoá học, video và những tài nguyên học tập khác. Mô hình trường học cung cấp nhiều chức năng cho người học, như các câu hỏi trực tuyến và các diễn đàn hỏi – đáp, các nhóm hỗ trợ và các tiết học kèm 1-1 với gia sư.
Mô hình nào giúp tạo ra mối quan hệ dài hạn giữa nền tảng và người học. Nó phù hợp cho các nhà sáng tạo nội dung, người đam mê thể thao, hay các chuyên gia ở đa dạng các lĩnh vực. Một mô hình trường học sẽ dạy nhiều chủ đề lớn và các chủ đề chi tiết hơn trong các chủ đề đó, thu hút các người học nâng cao nhiều kĩ năng khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn muốn học về thiết kế đồ hoạ trên nền tảng eLearning, các nền tảng này sẽ cung cấp cho bạn nội dung học về các công cụ và phần mềm thiết kế khác nhau như Photoshop, Indesign, Illustrator và các phần mềm khác của Adobe.
Một trong những điểm cộng của mô hình này là việc giữ được dòng doanh thu ổn định nhờ vào việc người học liên tục đăng kí. Hơn nữa, bạn có thể kiếm được nhiều doanh thu hơn với nhiều học sinh hơn mà không cần phải xây dựng nhiều nội dung.
Mô hình kết hợp
Đây là mô hình kết hợp hoạt động của cả hai mô hình trên. Mô hình này đưa ra mô hình đăng kí định kì hoặc các khoá học một lần. Mô hình này phù hợp với các người học tự nguyện trả thêm phí để tiếp cận các nội dung học giúp họ nâng cao kĩ năng và kiến thức.
Để hiểu thêm toàn cảnh về bức tranh E-Learning tại Việt Nam, mời các bạn đọc thêm về series E-Learning trên Techie tại đây nhé!