5 lời khuyên từ LinkedIn giúp Gen Z xin việc thành công

Thế giới trải qua năm 2022 đầy biến động với một loạt sự kiện như xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Mỹ-Trung, suy thoái kinh tế. Những điều trên càng làm những bạn trẻ mới ra trường khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm, một phần bởi vì các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về thị trường lao động. Nhưng đừng lo, Techie sẽ chia sẻ cho bạn 5 kinh nghiệm vàng để trúng tuyển vào công ty mình mơ ước nhé!

Xác định Skill-set của bản thân

Gen Z phát triển bản thân
Gen Z nên chú tâm vào phát triển bộ kĩ năng của bản thân

Ở Singapore, các công ty đang chuyển sang đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chí gồm: kỹ năng cứng (Technical Skill) 39% và kỹ năng chuyển đổi (Transferable Skill) 31%, trình độ học vấn 8% và số năm kinh nghiệm 12%.

Theo bà Pooja Chhabria, Chuyên gia sự nghiệp tại LinkedIn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chia sẻ rằng trong thời điểm suy thoái kinh tế, bạn nên tìm kiếm cơ hội để học hỏi và tích lũy kỹ năng nhiều nhất có thể. Vì kỹ năng của bạn chính là tài sản có giá trị nhất. Do đó bạn nên có tư duy phát triển và liên tục nâng cao kỹ năng để mở rộng cơ hội việc làm của mình.

Ví dụ, nếu bạn đang nộp đơn xin việc làm chuyên viên bán hàng, bạn cần có kiến thức về quy trình bán hàng và cách sử dụng nền tảng CRM. Bạn cũng cần có soft-skill như kỹ năng thuyết trình và giao tiếp để có thể giao tiếp tự tin với khách hàng. 

Một trong những cách để phát triển các kỹ năng này là bước ra khỏi vùng an toàn và đảm nhận các nhiệm vụ và dự án mới để cải thiện khả năng giải quyết vấn đề, cũng như học hỏi cách xử lý stress khi làm việc.

Nắm rõ Skill set của vị trí bạn đang nhắm đến

Pooja nói thêm rằng các bạn trẻ nên biết rõ được vị trí họ đang nhắm đến đòi hỏi những kỹ năng gì rồi, từ đó làm nổi bật các kỹ năng mà mình có với các nhà tuyển dụng. 

Các bạn trẻ nên bắt đầu với năm kỹ năng phù hợp nhất cho công việc, rồi sau đó tìm cách thể hiện các kỹ năng bạn đã đạt được. Điều này sẽ giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng chọn ra người phù hợp với công việc. Đôi khi người chiến thắng không phải là người giỏi nhất mà là người trình bày bản thân rõ ràng và nhanh nhất.

Trên LinkedIn, bạn có thể thêm các kỹ năng khác nhau vào phần Kinh nghiệm của mình để cho các nhà tuyển dụng thấy bạn có thể làm gì và giá trị mà bạn có thể mang lại cho tổ chức của họ. Các kỹ năng mà bạn liệt kê sau đó sẽ tự động hiển thị cho các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên có các kỹ năng liên quan.

Tạo thương hiệu cá nhân 

Gen Z xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội
Gen Z cần chú ý vào cách thể hiện suy nghĩ của mình trên mạng xã hội

Các nhà tuyển dụng không chỉ ngồi sàng lọc CV mà họ còn quan tâm đến cách ứng viên thể hiện kỹ năng cũng như hình ảnh qua trang hồ sơ Linkedin.

“Ngày nay, CV không còn là thứ duy nhất mà các nhà tuyển dụng quan tâm nữa – hồ sơ LinkedIn của bạn nói lên nhiều điều về điểm mạnh và kỹ năng của bạn, kiểu người mà bạn kết nối, cách bạn tương tác với họ, chủ đề mà bạn quan tâm và nhiều hơn nữa. Hồ sơ của bạn cung cấp một cái nhìn bao quát về những gì bạn có. Quan trọng hơn, nó sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn đối thủ khác.”

Bạn có thể bất đầu xây dựng thương hiệu cá nhân một cách chuyên nghiệp bằng cách chia sẻ ý tưởng và tham gia bàn luận ở các cuộc trò chuyện về các chủ đề liên quan đến ngành nghề, tổ chức hay vấn đề mà bạn quan tâm.

Không ngừng mở rộng mạng lưới của bạn

“Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, điều quan trọng hơn bao giờ hết là có một mạng lưới quan hệ để nhờ vả khi cần thiết” Pooja nói.

Các bạn trẻ Gen Z nên tham gia các tổ chức phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận (NPO) từ sớm, vì ở đây bạn được học hỏi về cách làm việc nhóm, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp. Bạn hãy chú tâm vào việc xây dựng một mạng lưới quan hệ lớn, vì những người này sẽ có giá trị trong hành trình phát triển sự nghiệp sau này của bạn.

“Trên LinkedIn, ứng viên có nhiều khả năng được tuyển dụng hơn gấp 4 lần thông qua mạng lưới của họ. Người tìm việc có thể xem liệu họ có bất kỳ mối quan hệ nào đang làm việc trong công ty mà họ quan tâm hay không, từ đó họ có thể liên hệ và tìm hiểu về công ty một cách chân thật nhất” Pooja chia sẻ

Luôn sẵn sàng cho sự thay đổi

Con đường sự nghiệp
Liệu có hệ số chung cho việc phát triển sự nghiệp hay không?

Để sống sót được trong một thế giới đổi thay, thì ta phải luôn đổi mới bản thân mình. Các chuyên gia LinkedIn cho rằng con người đang định nghĩa lại một sự nghiệp thành công phải như thế nào. Đó có phải là con đường bằng phẳng hay phải có nhiều khúc cua ngoặt để đến được nơi mình mong muốn hay không.

“Thay vì chúng ta phải từng bước leo lên bậc thang của sự nghiệp theo một cách truyền thống, thì hãy tập trung vào việc tìm ra những cách mới mẻ hơn để phát triển, đạt được những kỹ năng mới và chuẩn bị cho những điều bất ngờ, thông qua các lộ trình như tình nguyện hay dự án có thể giúp bạn thay đổi quỹ đạo nghề nghiệp của mình. Hành trình sự nghiệp của mỗi người là độc nhất và chúng ta cần học cách đón nhận những thăng trầm đi kèm với nó” Pooja phân tích.

Xem thêm: Thái độ lồi lõm hay những nỗi niềm về EQ của GenZ?

Khám phá thêm
Mối quan hệ tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp. Cũng dễ hiểu khi nhiều...
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet chiếm đến hơn 70%, Việt Nam luôn được coi là thị trường...