5 bài tập nâng cao EQ (Emotional intelligence)

EQ (Emotional intelligence) là chỉ số đánh giá trí tuệ cảm xúc là một trong những chỉ số đóng vai trò quyết định với sự thành công của con người. Dù không không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá điều này, song, những người có chỉ số EQ cao thường có xu hướng thành công trong việc cân bằng cảm xúc, giải quyết tình huống theo cách tích cực, thấu đáo và có một cuộc sống hạnh phúc. 

Trí tuệ cảm xúc được biểu hiện qua 4 khía cạnh phổ biến. Ảnh: GMHA

Vậy trí tuệ cảm xúc được biểu đạt qua những khía cạnh nào?

  • Nhận thức bản thân 

Bạn hiểu rõ những cảm xúc của bản thân có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của bạn ra sao. Đồng thời, bạn nhận biết được điểm mạnh và yếu của chính mình. 

  • Quản lý cảm xúc

Quản lý cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn tránh rơi vào trạng thái mất kiểm soát, suy nghĩ tiêu cực và thực hiện những hành vi bốc đồng. 

  • Nhận thức xã hội  

Bạn có khả năng thấu cảm khi hiểu được cảm xúc, nhu cầu, mối quan tâm của người khác. Bạn có thể giao tiếp dễ dàng, thoải mái với những mối quan hệ xung quanh. Đồng thời bạn nhận thức được sức mạnh của tập thể. 

  • Quản lý mối quan hệ 

Bạn biết cách duy trì và phát triển những mối quan hệ, có khả năng giao tiếp, khích lệ người khác. Đồng thời, khả năng làm việc nhóm hiệu quả và giải quyết mâu thuẫn của bạn cũng là thước đo đánh giá yếu tố này. 

Thực tế, chỉ số EQ hoàn toàn có thể được cải thiện. Với mỗi yếu tố, bạn cần có những bài tập phù hợp. Nếu bạn đang cần tìm cách cải thiện những yếu tố EQ này, hãy tham khảo 5 bài tập nâng cao chỉ số EQ dưới đây nhé!

5 bài tập hữu ích nâng cao chỉ số EQ. Ảnh: Nally Ventures

 

  • Bài tập 1: Nâng cao nhận thức bản thân

Chúng ta thường cho rằng, hơn ai hết chúng ta là những người thấu hiểu bản thân mình nhất. Thế nhưng điều đó không đúng với hầu hết mọi người và đây được xem là một kỹ năng khó, cần tập luyện. 

Chúng đã thực sự nhận ra đâu là điểm mạnh và điểm yếu của bản thân về mặt cảm xúc chưa? Việc chấp nhận mọi khía cạnh mạnh và yếu được xem là bước đầu của nhận thức bản thân.  

Đồng thời, hãy suy nghĩ những cảm xúc tiêu cực có thể xảy đến với bạn trong các tình huống khác nhau để thấu hiểu những trạng thái cảm xúc của bản thân.

  • Bài tập 2: Quản lý cảm xúc 

Dành một chút thời gian tưởng tượng cách ứng xử, giải quyết bạn nên áp dụng trong tình huống xảy ra cảm xúc tiêu cực. 

Khi rơi vào trạng thái tức giận, xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, đồng nghiệp và người thân, hãy hít thở sâu lấy lại sự bình tĩnh, suy xét những hậu quả có thể xảy ra và áp dụng những hướng giải quyết bạn đã đề ra trước đó. 

Luôn nhớ rằng những quyết định, hành động bốc đồng trong trạng thái tiêu cực luôn đem lại những hậu quả tồi tệ, ảnh hưởng đến những kết quả dài hạn, cũng như cách mọi người nhìn nhận về bạn. 

  • Bài tập 3: Giao tiếp và giải quyết tình huống 

Để có thể điều chỉnh chỉ số EQ bạn đừng bỏ qua việc chia sẻ và lắng nghe. Đừng cảm thấy khó chịu khi mọi người không thấu hiểu nỗi niềm của bạn. Tìm cách chia sẻ những vấn đề của bạn sẽ giúp những người xung quanh hiểu rõ hơn những khó khăn và trở ngại của bạn. Đôi khi, bạn sẽ nhận về những lời khuyên thú vị giúp bạn giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là, hãy chọn người chia sẻ phù hợp – những người bạn tin tưởng và có cái nhìn khách quan trước những khó khăn bạn đang gặp phải. Nếu bạn chọn đúng người, đây được xem như một việc chỉ có lời và không bao giờ lỗ với bạn. 

Thế nhưng, đừng nên dừng lại ở việc chia sẻ. Hãy học cách lắng nghe những người xung quanh, suy nghĩ về những chia sẻ của họ, biết đâu bạn sẽ hiểu thêm về cách họ cư xử với bạn, đồng thời có thêm nhiều bài học thú vị cho bản thân. Nhờ vậy, bạn sẽ có cách phản ứng và giải quyết vấn đề phù hợp hơn. 

  • Bài tập 4: Khả năng thấu cảm 

Sau khi dành nhiều thời gian chia sẻ và lắng nghe, ở bài tập này, bạn hãy thử đặt bản thân vào tình huống của họ để suy xét: mọi chuyện sẽ diễn ra thế nào nếu mình rơi vào tình huống tương tự. Đây là cách để bạn tăng khả năng thấu hiểu những người xung quanh. Khi bạn có thể làm nhuần nhuyễn việc này, cách bạn xử lý tình huống sẽ trở nên nhanh nhạy và thấu đáo hơn. 

  • Bài tập 5: Khích lệ bản thân và những người xung quanh 

Không phải ai cũng có cơ hội theo đuổi những đam mê và có một công việc yêu thích. Thậm chí, ngay cả khi bạn nhận được lời mời về một công việc yêu thích, bạn cũng sẽ sớm nhận ra có nhiều vấn đề khiến bạn khó chịu. 

Bạn cần xác định lý do vì sao bạn đưa ra những lựa chọn hiện tại. Bất cứ khi nào rơi vào trạng thái khó khăn hay tiêu cực, hãy dùng những động lực này để cân bằng cảm xúc của mình. 

Lan toả sự tích cực, khích lệ những người xung quanh cũng là cách bạn tham gia vào một môi trường nhiều năng lượng và luôn cảm thấy vui vẻ từ những người xung quanh. 

Và đừng quên, hãy tránh xa những rắc rối không đáng có vì “hít drama” không thiệt sự bổ phổi như lời đồn!

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...